Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Toán 6 > Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu (trang 76 Toán 6 Tập 1)

Bài 5: Cộng hai số nguyên khác dấu (trang 76 Toán 6 Tập 1)

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 76: Tìm và so sánh kết quả của (+3) + (-3) và (-3) + (+3).

Lời giải

(-3) + (+3) = 0

(+3) + (-3) = 0

Kết quả của 2 phép tính trên bằng nhau.

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 76: Tìm và nhận xét kết quả của các phép tính:

a) |-6| - |3| và 3 + (-6)

b) |+4| - |-2| và (-2) + (+4)

Lời giải

Ta có:

a) 3 + (-6) = -3

|-6| - |3| = 6 – 3 = 3

Kết quả của 2 phép tính là 2 số đối nhau

b) (-2) + (+4) = 2

|+4| - |-2| = 4 – 2 = 2

Kết quả của 2 phép tính bằng nhau

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 76: Tính

a) (-38) + 27

b) 273 + (-123).

Lời giải

a) (-38) + 27 = - (38 – 27) = - 11

vậy (-38) + 27 = - 11

b) 273 + (-123) = 273 – 123 = 150

Vậy 273 + (-123) = 11

Bài 27 trang 76 SGK Toán 6 Tập 1

Kiến thức áp dụng

Cộng 2 số nguyên khác dấu không đối nhau ta cần thực hiện các bước:

+ Bước 1: Trừ 2 giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ đi số nhỏ).

+ Bước 2: Xét xem số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì lấy dấu của số đó đặt trước kết quả mới tìm được.

Bài 28 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1): Tính:

a) (-73) + 0

b) |-18| + (-12)

c) 102 + (-120)

Đáp án:

a) (–73) + 0 = –73;

b) |–18| + (–12) = 18 + (–12) = 18 – 12 = 6;

c) 102 + (–120) = – (120 – 102) = –18.

Bài 29 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1): Tính và nhận xét kết quả của các biểu thức:

a) 23 + (-13) và (-23) + 13

b) (-15) + (+15) và 27 + (-27)

Đáp án:

a) 23 + (–13) = 23 – 13 = 10.

(–23) + 13 = – (23 – 13) = –10.

Nhận xét: Kết quả của 2 phép tính là 2 số nguyên đối nhau.

b) (–15) + (+15) = 0;

27 + (–27) = 0

Bài 30 (trang 76 SGK Toán 6 Tập 1): So sánh:

a) 1763 + (-2) và 1763

b) (-105) + 5 và -105

c) (-29) + (-11) và -29

Đáp án:

a) 1763 + (–2) = 1763 – 2 = 1761.

Do đó 1763 + (–2) < 1763.

b) (–105) + 5 = – (105 – 5) = –100.

So sánh hai số –100 và –105:

|–100| = 100, |–105| = 105. Mà 100 < 105 do đó (–100) > (–105).

Suy ra (–105) + 5 > (–105).

c) (–29) + (–11) = – (29 + 11) = –40.

So sánh –40 và –29:

|–40| = 40; |–29| = 29. Mà 40 > 29 do đó (–40) < (–29).

suy ra (–29) + (–11) < (–29).

* Rút ra nhận xét:

Khi ta cộng 1 số nguyên với 1 số nguyên âm bất kì thì sẽ được kết quả nhỏ hơn số nguyên ban đầu.

Khi ta cộng 1 số nguyên với 1 số nguyên dương bất kì thì sẽ được kết quả lớn hơn số nguyên ban đầu.

Bài 31 trang 77 SGK Toán 6 Tập 1

Kiến thức áp dụng

Cộng 2 số nguyên âm:

Để cộng 2 số nguyên âm ta cộng 2 giá trị tuyệt đối của chúng sau đó đặt dấu “–“ đằng trước kết quả.

Bài 32 trang 77 SGK Toán 6 Tập 1

Kiến thức áp dụng

Cộng 2 số nguyên khác dấu không đối nhau:

+ Bước 1: Trừ 2 giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ đi số nhỏ).

+ Bước 2: so sánh xem số nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn thì lấy dấu của số đó để đặt trước kết quả vừa tìm được.

Bài 33 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1): Điền số thích hợp vào chỗ trống:

a -2 18 12 -5
b 3 -18 6
a + b 0 4 -10

Đáp án:
a -2 18 12 -2 -5
b 3 -18 -12 6 -5
a + b 1 0 0 4 -10

* Giải thích:

+ (–2) + 3 = 3 – 2 = 1.

+ 18 và –18 là 2 số đối nhau nên 18 + (–18) = 0.

+ 2 số đối nhau có tổng bằng 0 nên ở ô trống thứ 3 ba ta sẽ điền số đối của 12 là –12.

+ 4 so với 6 giảm đi 2 đơn vị. Nghĩa là cần cộng 6 với –2 để được 4.

+ –10 so với –5 giảm đi 5 đơn vị. Nghĩa là cần cộng –5 với –5 để được –10.

Bài 34 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1): Tính giá trị của biểu thức sau:

a) x + (-16) biết rằng x = -4

b) (-102) + y biết rằng y = 2

Đáp án:

a) Vì x = –4 vậy nên ta thay –4 vào vị trí của x trong phép tính.

ta có: x + (–16) = (–4) + (–16) = – (4 + 16) = –20.

b) Vì y = 2 vậy nên thay 2 vào vị trí của y trong phép tính

ta có: (–102) + y = (–102) + 2 = – (102 – 2) = –100.

Bài 35 (trang 77 SGK Toán 6 Tập 1): Số tiền của ông Năm năm nay đã tăng thêm x triệu đồng. Hỏi x bằng bao nhiêu, biết rằng số tiền của ông Năm năm nay so với năm ngoái:

a) Tăng 5 triệu đồng?

b) Giảm 2 triệu đồng?

Đáp án:

a) Số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái đã tăng 5 triệu đồng vậy x = 5.

b) Số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái đã giảm đi 2 triệu đồng nghĩa là tăng –2 triệu đồng. Như vậy x = –2.