Bài 5: Tia ( trang 112 Toán 6 Tập 1)
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 112: Trên đường thẳng xy lấy 2 điểm A và B.
a) Tại sao 2 tia Ax và By không phải là 2 tia đối nhau?
b) Trên hình 28 có các tia nào đối nhau?
Lời giải
a) 2 tia Ax và By không phải là 2 tia đối nhau vì 2 tia này không chung gốc
b) Trên hình 28 có các tia đối nhau là: Ax và Ay; Bx và By
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 5 trang 112: Trên hình 30:
a) Ta thấy 2 tia OA và Ox trùng nhau, còn tia OB trùng với tia nào?
b) 2 tia Ox và Ax có trùng nhau không? Tại sao?
c) Tại sao 2 tia chung gốc Ox, Oy không đối nhau?
Lời giải
a) Tia Oytrùng với tia OB
b) 2 tia Ox và Ax không trùng nhau vì 2 tia này không có cùng gốc
c) 2 tia Ox, Oy không đối nhau vì 2 tia này nằm trên 2 đường thẳng khác nhau
Bài 22 trang 112 SGK Toán 6 Tập 1
+ Định nghĩa tia: hình gồm có điểm O và 1 phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O còn được gọi là 1 tia gốc O.
+ Điểm đầu tiên của tia còn được gọi là gốc của tia.
+ 2 tia là 2 tia đối nhau phải thỏa mãn hai điều kiện:
- Có chung gốc.
- Tạo thành 1 đường thẳng.
Bài 23 trang 113 SGK Toán 6 Tập 1
+ 2 tia là 2 tia đối nhau phải thỏa mãn hai điều kiện sau:
- Có chung gốc.
- Tạo thành 1 đường thẳng.
Bài 24 (trang 113 SGK Toán 6 Tập 1): Cho 2 tia Ox, Oy đối nhau, điểm A thuộc tia Ox các điểm B và C thuộc tia Oy (B nằm giữa O và C). Hãy kể tên:
a) Tia trùng với tia BC.
b) Tia đối của tia BC.
Đáp án:Từ đề bài ta vẽ được hình như dưới đây:
a) Tia trùng với tia BC là tia By.
b) Tia đối của tia BC là tia Bx.
*Lưu ý: Tia BA, tia Bx, tia BO là 3 tia trùng nhau nên ở câu b) có thể thay tia Bx thành tia BO hoặc tia BA đều đúng.
Bài 25 (trang 113 SGK Toán 6 Tập 1): Cho 2 điểm A và B, hãy vẽ:
a) Đường thẳng AB.
b) Tia AB.
c) Tia BA.
Đáp án:Bài 26 (trang 113 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ tia AB. Lấy 1 điểm M thuộc tia AB. Hỏi:
a) 2 điểm B và M nằm khác phía đối với điểm A hay nằm cùng phía đối với điểm A?
b) Điểm M nằm giữa 2 điểm A và B hay điểm B nằm giữa 2 điểm M và A?
Đáp án:
Chúng ta có 2 hình vẽ tương ứng với vị trí của điểm M:
- Trường hợp 1: điểm M nằm giữa hai điểm là A và B.
- Trường hợp 2: điểm M không nằm giữa hai điểm là A và B.
a) Trong cả 2 trường hợp thì điểm M và B nằm cùng phía đối với điểm A.
b)
- Nếu vẽ theo trường hợp 1 thì điểm M nằm giữa hai điểm là A và B.
- Nếu vẽ theo trường hợp 2 thì điểm B nằm giữa hai điểm là A và M.
Bài 27 (trang 113 SGK Toán 6 Tập 1): Điền vào chỗ trống trong các phát biểu dưới đây:
a) Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả những điểm nằm cùng phía với B đối với...
b) Hình tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả các điểm nằm cùng phía đối với A là 1 tia gốc...
Đáp án:a) Tia AB là hình gồm điểm A và tất cả những điểm nằm cùng phía với B đối với A.
b) Hình được tạo thành bởi điểm A và phần đường thẳng chứa tất cả những điểm nằm cùng phía đối với A là 1 tia gốc A.
Bài 28 (trang 113 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ đường thẳng xy. Lấy điểm O trên đường thẳng xy. Lấy điểm M thuộc tia Oy. Lấy điểm N thuộc tia Ox.
a) Viết tên hai tia đối nhau gốc O.
b) Trong ba điểm M, O, N thì điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
Đáp án:
Vẽ hình:
a) 2 tia đối nhau gốc O là tia Oy và Ox
(tia Ox trùng với tia ON, tia Oy trùng với tia OM nên ta còn có thể viết dưới cách khác:
2 tia đối nhau gốc O là Oy và ON; hoặc Ox và OM; hoặc ON và OM)
b) 2 tia ON và OM đối nhau, do đó O nằm giữa M và N.
* Nhận xét:
Khi cho 2 điểm M, N thuộc 2 tia đối nhau gốc O, ta có thể khẳng định O nằm giữa N và M.
Bài 29 (trang 114 SGK Toán 6 Tập 1): Cho 2 tia đối nhau AC và AB.
a) Gọi M là 1 điểm thuộc tia AB. Trong 3 điểm M, A, C thì điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại?
b) Gọi N là 1 điểm thuộc tia AC. Trong 3 điểm N, A, B thì điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại?
Đáp án:Vẽ hình:
a) Trong 3 điểm M, A và C thì điểm A nằm giữa 2 điểm còn lại.
b) Trong 3 điểm N, A và B thì điểm A nằm giữa 2 điểm còn lại.
Ngoài ra, vì đề bài không nêu rõ vị trí của điểm M và điểm N nên chúng ta còn có 1 cách vẽ hình khác mà cũng cho ra những kết luận như trên:
Bài 30 (trang 114 SGK Toán 6 Tập 1): Điền vào chỗ trống trong những phát biểu dưới đây:
Nếu điểm O nằm trên đường thẳng xy thì:
a) Điểm O là gốc chung của...
b) Điểm... nằm giữa 1 điểm bất kì khác O của tia Ox và 1 điểm bất kì khác O của tia Oy.
Đáp án:a) Điểm O là gốc chung của 2 tia đối nhau Ox và Oy.
b) Điểm O nằm giữa 1 điểm bất kì khác O của tia Ox và 1 điểm bất kì khác O của tia Oy.
Ví dụ: Trên Ox lấy 1 điểm A bất kì khác O, trên Oy lấy 1 điểm B bất kì khác O. Ta có thể thấy điểm O luôn nằm giữa A và B.
Bài 31 (trang 114 SGK Toán 6 Tập 1): Lấy 3 điểm không thẳng hàng A, B, C. Vẽ 2 tia AB và AC.
a) Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại điểm M và nằm giữa hai điểm B và C.
b) Vẽ tia Ay cắt đường thẳng BC tại điểm N không nằm giữa hai điểm B và C.
Đáp án:
Hình tổng hợp cho cả 2 phần a và b:
Vẽ hình theo từng phần như dưới đây:
- Lấy 3 điểm không thẳng hàng là A, B, C. Vẽ 2 tia AB và AC.
* Cách vẽ:
- Lấy 3 điểm không thẳng hàng A, B, C (biểu diễn bằng 3 dấu chấm trên trang giấy)
- Vẽ 2 tia AB và AC.
a) Vẽ đường thẳng BC.
- Xác định trước điểm M nằm giữa điểm B và C.
- Vẽ tia AM. Tia Ax cần vẽ chính là tia AM.
b) – Xác định điểm N thuộc đường thẳng BC nhưng không nằm giữa B và C.
- Vẽ tia AN. Tia Ay cần vẽ chính là tia AN.
Bài 32 (trang 114 SGK Toán 6 Tập 1): Trong các câu dưới đây, em hãy chọn câu đúng:
a) 2 tia Ox và Oy chung gốc thì đối nhau.
b) 2 tia Ox và Oy cùng nằm trên 1 đường thẳng thì đối nhau.
c) 2 tia Ox và Oy tạo thành 1 đường thẳng xy thì đối nhau.
Đáp án:
a) Sai. Vì chúng có thể không đối nhau hoặc trùng nhau.
b) Sai. Vì chúng có thể trùng nhau.
c) Đúng