Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Toán 6 > Bài 7: Phép trừ hai số nguyên (trang 81 SGK Toán 6 Tập 1)

Bài 7: Phép trừ hai số nguyên (trang 81 SGK Toán 6 Tập 1)

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 7 trang 81: Hãy quan sát 3 dòng đầu và dự đoán kết quả tương tự ở 2 dòng sau:

a) 3 – 1 = 3 + (-1)

3 – 2 = 3 + (-2)

3 – 3 = 3 + (-3)

3 – 4 =?

3 – 5 =?

b) 2 – 2 = 2 + (-2)

2 – 1 = 2 + (-1)

2 – 0 = 2 + 0

2 – (-1) =?

2 – (-2) =?

Đáp án:

a) 3 – 4 = 3 + (- 4)

3 – 5 = 3 + (-5)

b) 2 – (-1) = 2 + 1

2 – (-2) = 2 + 2

Bài 47 trang 82 SGK Toán 6 Tập 1

Kiến thức được áp dụng

Để trừ số nguyên a cho số nguyên b ta thực hiện cộng a với số đối của b.

a – b = a + (–b)

Bài 48 (trang 82 SGK Toán 6 Tập 1):

0 - 7 =?

7 - 0 =?

a - 0 =?

0 - a =?

Đáp án:

0 – 7 = 0 + (–7) = –7;

7 – 0 = 7 + 0 = 7;

a – 0 = a + 0 = a;

0 – a = 0 + (–a) = –a.

Bài 49 (trang 82 SGK Toán 6 Tập 1): Điền số thích hợp vào chỗ trống:

a -15 0
-a -2 - (-3)

Đáp án:

Vì a và –a là số đối của nhau nên:

Số đối của –15 là 15;

Số đối của –2 là 2;

Số đối của 0 là 0;

Số đối của – (–3) là –3.

a -15 2 0 -3
-a 15 -2 0 - (-3)

Bài 50 (trang 82 SGK Toán 6 Tập 1): Đố: Sử dụng các số 2,9 và phép toán "+", "-" điền vào những ô trống trong sau đây để được 1 bảng tính đúng. Ở từng dòng hoặc từng cột từng số hoặc từng phép tính chỉ được sử dụng 1 lần.


Đáp án:

Với bài này, các bạn chỉ cần lưu ý đến thứ tự thực hiện phép tính là: nhân và chia trước, cộng và trừ sau.

Bài 51 trang 82 SGK Toán 6 Tập 1

Kiến thức áp dụng

+ Thứ tự thực hiện các phép tính với số nguyên tương tượng thứ tự thực hiện phép tính với số tự nhiên:

Với biểu thức không chứa dấu ngoặc: Nhân và chia → cộng và trừ.

Với biểu thức có chứa dấu ngoặc:

() → [] → {}

Bài 52 (trang 82 SGK Toán 6 Tập 1): Tính tuổi thọ của nhà bác học Ác-si-mét biết rằng ông chào đời năm -287 và mất năm -212.

Đáp án:

Ta biết rằng: Tuổi thọ = năm mất – năm sinh

Vậy nên tuổi thọ của nhà bác học Ác–si–mét bằng:

(–212) – (–287) = (–212) + 287

= 287 – 212 = 75.

Vậy nhà bác học Ác–si–mét thọ 75 tuổi.

Bài 53 trang 82 SGK Toán 6 Tập 1

Kiến thức áp dụng

+ Muốn trừ một số nguyên a cho số nguyên b ta thực hiện cộng a với số đối của b.

+ Cộng 2 số nguyên âm: ta cộng 2 giá trị tuyệt đối của chúng sau đó đặt dấu – đằng trước kết quả.

+ Cộng 2 số nguyên khác dấu: Trừ 2 giá trị tuyệt đối của chúng sau đó đặt dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn vào trước kết quả.  

Bài 54 (trang 82 SGK Toán 6 Tập 1): Tìm số nguyên x, biết rằng:

a) 2 + x = 3;

b) x + 6 = 0;

c) x + 7 = 1

Đáp án:

a + b = cb = c - a hoặc a = c - b

a) 2 + x = 3

--> x = 3 – 2 = 1

Vậy x = 1.

b) x + 6 = 0

--> x = 0 – 6 = -6

Vậy x = –6.

c) x + 7 = 1

--> x = 1 – 7 = –6.

Vậy x = –6.

Bài 55 (trang 83 SGK Toán 6 Tập 1): Đố vui: Ba bạn Lan, Hồng, Hoa tranh luận với nhau:

Hồng nói rằng có thể tìm được 2 số nguyên mà hiệu của chúng có giá trị lớn hơn số bị trừ; Hoa khẳng định rằng không thể tìm được hai số đó; Lan lại nói rằng còn có thể tìm được 2 số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả số trừ và số bị trừ.

Bạn đồng ý với ý kiến của bạn nào? Vì sao? Nêu ví dụ.

Đáp án:

Lan là người có câu nói đúng nhất.

Nếu phép trừ có số bị trừ là 1 số nguyên dương, số trừ là 1 số nguyên âm thì hiệu của chúng lớn hơn cả số trừ và số bị trừ.

Thật vậy giả sử có 2 số nguyên dương a và b, khi đó –b là một số nguyên âm.

Ta có: a – (–b) = a + b.

Mà a, b cùng là số nguyên dương nên a + b > a và a + b > (–b).

Ví dụ:

3 – (–1) = 3 + 1 = 4 có 4 > 3 và 4 > –1.

hoặc 10 – (–1) = 10 + 1 = 11 có 11 > 10 và 11 > –1.

Bài 56 (trang 83 SGK Toán 6 Tập 1): Dùng máy tính bỏ túi

Sử dụng máy tính bỏ túi để tính:

a) 169 - 733;

b) 53 - (-478);

c) -135 - (-1936)


Đáp án:

* Lưu ý: Đối với các loại máy tính cầm tay chúng ta thường sử dụng hiện nay như VINACAL, CASIO … thì không có phím

, chúng ta thay thế bằng phím
. Tuy nhiên phím
không ấn đằng sau số có dấu âm mà ấn đằng trước số có dấu âm đó.