Bài 7: Độ dài đoạn thẳng (trang 118 Toán 6 Tập 1)
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 7 trang 118: Cho các đoạn thẳng như trong hình 41.
a) Hãy đo và chỉ ra những đoạn thẳng có cùng độ dài sau đó đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau.
b) So sánh 2 đoạn thẳng CD và EF.
Lời giải
a) Đoạn thẳng có cùng độ dài với nhau là GH và EF; AB và IK
Đánh dấu: AB = IK; EF = GH
b) EF < CD
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 7 trang 118: Sau đây là một vài dụng cụ đo độ dài (hình 42a, b, c). Hãy nhận dạng những dụng cụ đó theo tên gọi của chúng: thước xích, thước gấp, thước dây.
Lời giải
a) thước dây
b) thước gấp
c) thước xích
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 7 trang 118: Hình 43 là thước đo độ dài mà học sinh châu Mỹ thường sử dụng. Đơn vị độ dài là inh-sơ (inch). Hãy kiểm tra xem 1 inh-sơ tương đương khoảng bao nhiêu milimét.
Lời giải
1 inh – sơ bằng khoảng 25 milimét
Bài 40 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): Đo độ dài một vài dụng cụ học tập (tbút chì, hộp bút, hước kẻ, ... ).
Đáp án:Để đo độ dài của các loại dụng cụ học tập này, các bạn hãy chuẩn bị 1 chiếc thước kẻ dài. Đặt chiếc thước kẻ dọc theo dụng cụ cần đo độ dài rồi đặt vạch 0 cm vào mép 1 cạnh của dụng cụ học tập. Mép còn lại của thước kẻ chỉ vào số liệu độ dài nào thì đó chính là độ dài mà các bạn cần trả lời.
Ví dụ:
- Độ dài của chiếc bút chì: 17 cm
- Độ dài của thước kẻ ngắn: 21 cm (tính cả 2 đầu trắng thừa của thước kẻ)
- Độ dài hộp bút: 25 cm
-...
Trên đây chỉ là một vài số liệu để tham khảo của các loại dụng cụ học tập của mình.
Bài 41 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): Đo kích thước của nền nhà lớp học (bàn giáo viên, hoặc bảng... sau đó điền vào chỗ trống):
Chiều dài: .........
Chiều rộng: ........
Đáp án:Đây là các vật có kích thước lớn (so với chiếc thước kẻ các bạn đang có). Do đó, nếu có điều kiện, các thầy cô sẽ mang theo thước cuộn hoăc thước dây đến lớp để minh họa giúp các bạn. Dưới đây là một vài số liệu tham khảo cho:
- Bàn giáo viên:
Chiều dài: 1,2 m
Chiều rộng: 0,6 m
- Nền nhà lớp học:
Chiều dài: 24 m
Chiều rộng: 12 m
- Bảng:
Chiều dài: 3,3 m
Chiều rộng: 1,2 m
Bài 42 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): So sánh 2 đoạn thẳng AB và AC trong hình 44 rồi đánh dấu giống nhau cho những đoạn thẳng bằng nhau.
Hình 44
Đáp án:
Sử dụng thước kẻ để đo 2 đoạn thẳng AC và AB, ta thấy chúng đều có độ dài là:
AB = AC = 28 mm (= 2,8 cm)
2 đoạn thẳng này bằng nhau, ta sử dụng 1 dấu gạch (ngang hay chéo tùy bạn) để đánh dấu cả 2 đoạn thẳng này.
*Lưu ý:
+ Các bạn sử dụng các kí hiệu giống nhau để đánh dấu các đoạn thẳng bằng nhau. Ngược lại nếu hình vẽ đề bài vẽ kí hiệu những đoạn thẳng giống nhau thì ta có thể hiểu rằng các đoạn thẳng đó có độ dài bằng nhau.
+ Những đoạn thẳng có độ dài khác nhau có kí hiệu khác nhau (tuyệt đối không được sử dụng các kí hiệu giống nhau).
+ Người ta thường kí hiệu những đoạn thẳng bằng những kí hiệu đơn giản như 1 dấu gạch, 2 dấu gạch, dấu *, dấu nhân chéo, …
Bài 43 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): Sắp xếp độ dài các đoạn thẳng BC, CA và AB trong hình 45 theo thứ tự tăng dần.
Hình 45
Đáp án:Sử dụng thước kẻ đo độ dài những đoạn thẳng ta được:
AB = 30 mm; AC = 18 mm; BC = 35 mm --> AC < AB < BC
Vậy trình tự tăng dần về độ dài là: AC, AB và BC.
Bài 44 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): a) Sắp xếp độ dài những đoạn thẳng AB, BC, CD, DA trong hình 46 theo thứ tự giảm dần.
b) Tính chu vi hình ABCD (tức là tính BC + CD + AB + DA).
Hình 46
Đáp án:
a)
Dùng thước kẻ đo độ dài những đoạn thẳng trong hình 46. Ta được:
AB = 12 mm, BC = 16 mm, CD = 25 mm, DA = 30 mm --> AB < BC < CD < DA
Vậy trình tự giảm dần về độ dài những đoạn thẳng là: AB, DA, CD, BC.
b) Chu vi của hình ABCD là:
BC + CD + DA + AB = 16 + 25 + 30 + 12 = 83 (mm)
Đáp số: 83 (mm)
Bài 45 (trang 119 SGK Toán 6 Tập 1): Đố: Nhìn hình 47a, b đoán xem hình nào có chu vi lớn hơn? Hãy đo để kiểm tra dự đoán.
Hình 47
Đáp án:
(Lưu ý: Chu vi của 1 hình thì bằng tổng độ dài của tất cả các cạnh. )
Các bạn đã nghe câu: "đi đường vòng thì bao giờ cũng xa hơn là đi đường thẳng chưa. Từ đó:
- Ta có thể dự đoán rằng chu vi hình b) lớn hơn hình a).
- Kiểm tra: dùng thước kẻ đo từng đoạn thẳng sau đó cộng lại, ta tính ra được chu vi của các hình như dưới đây:
+ Chu vi hình a) là: 78 mm
+ Chu vi hình b) là: 83 mm
Vì 83 > 78 nên chu vi hình b) lớn hơn hình a). Nói cách khác, dự đoán là đúng.
Bài trước: Bài 6: Đoạn thẳng (trang 115 SGK Toán 6 Tập 1) Bài tiếp: Bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB? (trang 120 Toán 6 Tập 1)