Trang chủ > Lớp 6 > Giải BT Toán 6 > Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu (trang 90 Toán 6 Tập 1)

Bài 11: Nhân hai số nguyên cùng dấu (trang 90 Toán 6 Tập 1)

Kiến thức cần ghi nhớ: Muốn nhân 2 số nguyên âm, ta nhân 2 giá trị tuyệt đối của chúng.

(Số âm). (Số âm) = (Số dương)

Nhận biết dấu của tích:

(+). (+) --> (+)

(-). (-) --> (+)

(+). (-) --> (-)

(-). (+) --> (-)

Hay nói một cách ngắn gọn:

  • Tích của 2 số cùng dấu thì dương.

  • Tích của 2 số khác dấu thì âm.

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 90: Tính tích sau:

a) 12.3;

b) 5.120.

Lời giải

a) 12.3 = 36

b) 5.120 = 600

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 90: Hãy quan sát kết quả của 4 tích đầu và dự đoán kết quả của 2 tích sau

3. (-4) = -12 tăng 4

2. (-4) = -8 tăng 4

1. (-4) = -4 tăng 4

0. (-4) = 0

(-1). (-4) =?

(-2). (-4) =?

Lời giải

Ta có: (-1). (-4) = 4

(-2). (-4) = 8

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 90: Tính:

a) 5.17;

b) (-15). (-6).

Lời giải

Ta có:

a) 5.17 = 85

b) (-15). (-6) = 90

Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 11 trang 91: Cho a là 1 số nguyên dương. Hỏi b là số nguyên âm hay nguyên dương nếu:

a) Tích a. b là 1 số nguyên dương?

b) Tích a. b là 1 số nguyên âm?

Đáp án:

a) a là 1 số nguyên dương. Tích a. b là 1 số nguyên dương --> b là 1 số nguyên dương

b) a là 1 số nguyên dương. Tích a. b là 1số nguyên âm --> b là 1 số nguyên âm

Bài 78 trang 91 SGK Toán 6 Tập 1

Kiến thức áp dụng

+ Nhân 2 số nguyên khác dấu: nhân 2 giá trị tuyệt đối của chúng sau đó đặt dấu – trước kết quả.

+ Nhân 2 số nguyên có cùng dấu: ta nhân 2 giá trị tuyệt đối của chúng.

Bài 79 trang 91 SGK Toán 6 Tập 1

Kiến thức áp dụng

Dấu của tích:

(+). (+) → (+)

(–). (–) → (+)

(+). (–) → (–)

(–). (+) → (–)

Bài 80 (trang 91 SGK Toán 6 Tập 1): Cho a là 1 số nguyên âm. Hỏi b là số nguyên dương hay số nguyên âm nếu biết:

a) a. b là 1 số nguyên dương?

b) a. b là 1 số nguyên âm?

Đáp án:

a) a. b là một số nguyên dương nên a và b có cùng dấu.

Mà a là một số nguyên âm nên b cũng là một số nguyên âm.

b) a. b là số nguyên âm nên a và b là 2 số trái dấu.

Mà a là một số nguyên âm nên b là một số nguyên dương.

Bài 81 (trang 91 SGK Toán 6 Tập 1): Trong trò chơi bắn bi vào các vòng tròn vẽ trên mặt đất (h. 52), bạn Sơn đã bắn được 3 viên điểm 5,1 viên điểm 0 và 2 viên điểm -2; bạn Dũng đã bắn được 2 viên điểm 10,1 viên điểm -2 và 3 viên điểm -4. Hỏi điểm của bạn nào cao hơn?

Hình 52


Đáp án:

Ta có, tổng số điểm của bạn Sơn đã bắn được là:

3.5 + 1.0 + 2. (–2) = 15 + 0 + (- 4)

= 15 + (-4)

= 11 (điểm)

Tương tự tổng số điểm của bạn Dũng bắn được:

2.10 + 1. (–2) + 3. (–4)

= 20+ (-2) + (-12)

= 20 – 2 – 12

= 6 (điểm)

Vì 11 > 6 do đó bạn Sơn có số điểm cao hơn bạn Dũng.

Bài 82 (trang 92 SGK Toán 6 Tập 1): So sánh:

a) (-7). (-5) với 0;

b) (-17).5 với (-5). (-2)

c) (+19). (+6) với (-17). (-10)

Đáp án:

a) (–7). (–5) là tích của 2 số nguyên có cùng dấu nên (–7). (–5) > 0.

b) (–17). (+5) là tích của 2 số nguyên trái dấu nên (–17). 5 < 0

(–5). (–2) là tích của 2 số nguyên có cùng dấu nên (–5). (–2) > 0

Do đó (–17). 5 < (–5). (–2)

c) 19.6 = 114; (–17). (–10) = 17.10 = 170.

Vì 114 < 170 do đó 19.6 < (–17). (–10)

Bài 83 (trang 92 SGK Toán 6 Tập 1): Giá trị của biểu thức (x - 2). (x + 4) khi x = -1 là số nào trong 4 đáp số A, B, C, D sau đây:

A. 9

B. -9

C. 5

D. -5

Đáp án:

Thay x = –1 vào biểu thức đã cho

(x – 2). (x + 4) = (–1 – 2). (–1 + 4) = (–3). 3 = –9

Vậy ta thấy B là đáp án đúng

Bài 84 (trang 92 SGK Toán 6 Tập 1): Điền các dấu "+", "-" thích hợp vào ô trống:

Dấu của a Dấu của b Dấu của a. b Dấu của a. b2
+ +
+ -
- +
- -

Đáp án:

Ta luôn nhớ: b2 luôn có dấu +

Tích của hai số cùng dấu thì dương.

Tích của hai số khác dấu thì âm.

Dấu của a Dấu của b Dấu của b2 Dấu của a. b Dấu của a. b2
+ + + + +
+ - + +
- + +
- - + +


Bài 85 (trang 93 SGK Toán 6 Tập 1)
: Tính:

a) (-25).8

b) 18. (-15)

c) (-1500). (-100)

d) (-13)2

Đáp án:

a) (–25). 8 = – (25.8)

= –200

b) 18. (–15) = – (18.15)

= –270

c) (–1500). (–100) = 1500.100

= 150000

d) (–13)2 = (–13). (–13)

= 13.13

= 169.

Bài 86 (trang 93 SGK Toán 6 Tập 1): Viết số vào ô trống cho đúng:

a –15 13 9
b 6 –7 –8
ab –39 28 –36 8

Đáp án:
a –15 13 -4 9 -1
b 6 -3 –7 -4 –8
ab -90 –39 28 –36 8

+ a = –15; b = 6

a. b = (–15). 6 = – (15.6) = –90.

+ a. b = –39 nên a và b trái dấu. Vậy nên b mang dấu –.

Mà 39 = 13.3 do đó b = –3.

+ a. b = 28 nên a và b có cùng dấu. Vậy nên a có dấu –.

Lại có 28 = 7.4 do đó a = –4.

+ a. b = –36 nên a và b là hai số trái dấu. Vậy nên b mang dấu –.

Mà 36 = 9.4 do đó b = –4.

+ a. b = 8 do đó a và b cùng dấu. Vậy nên a mang dấu –.

Mà 8 = 8.1 nên a = –1.

Bài 87 (trang 93 SGK Toán 6 Tập 1): Biết rằng 32 = 9. Có còn số nguyên nào khác mà bình phương của nó cũng bằng 9?

Đáp án:

Ta có 32 = 3.3 = 9 (đã cho)

Mà ta còn có (–3). (–3) = 3.3 = 9

hay (–3)2 = 9.

Vậy còn số nguyên (–3) mà bình phương của nó bằng 9

Bài 88 (trang 93 SGK Toán 6 Tập 1):

Đáp án:

+ Nếu x là một số nguyên âm, khi đó (–5) và x có cùng dấu nên (–5).x > 0.

+ Nếu x = 0 nên (–5).x = 0.

+ Nếu x là một số nguyên dương, khi đó (–5) và x trái dấu do đó (–5).x < 0.

* Kết luận:

+ x < 0 do đó (–5). x > 0.

+ x = 0 do đó (–5). x = 0

+ x > 0 do đó (–5). x < 0.

Bài 89 (trang 93 SGK Toán 6 Tập 1): Dùng máy tính bỏ túi

Sử dụng máy tính bỏ túi để tính:

a) (-1356).17

b) 39. (-152)

c) (-1909). (-75)

Đáp án:

a) (-1356).17 = -23052

b) 39. (-152) = -5928

c) (-1909). (-75) = 143175

Bài 10: Nhân 2 số nguyên khác dấu

Ghi nhớ: Quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu nhau:

Muốn nhân 2 số nguyên khác dấu, ta nhân 2 giá trị tuyệt đối của chúng sau đó đặt dấu "-" trước kết quả nhận được.

(Số âm). (Số dương) = (Số âm)