Trang chủ > Lớp 12 > Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn > Giáo án Ngữ văn 12: Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học

Giáo án Ngữ văn 12: Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học

1. Kiến thức

Hoàn thiện các kiến thức và kĩ năng viết văn có liên quan đến bài viết

2. Kĩ năng

Nhận thấy được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của bản thân về những mặt kiến thức và kĩ năng làm bài văn nói chung và bài nghị luận xã hội nói riêng

3. Thái độ, tư tưởng

Sự định hướng và quyết tâm cố gắng để phát huy các ưu điểm, khắc phục những nhược điểm của các bài viết văn sau.

B. Phương tiện thực hiện

1. Giáo viên

Soạn bài và chuẩn bị tài liệu để giảng dạy sách giáo khoa, sách giáo viên, Thiết kế bài học

2. Học sinh

Bài viết của mình

C. Phương pháp

- Học sinh chuẩn bị dàn ý cho bài làm tại nhà

- Giáo viên chấm bài, sửa bài, chuẩn bị đánh giá chung và đánh giá cụ thể. Cùng với thuyết trình, giảng giải và đặt câu hỏi của giáo viên với ý kiến học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm.

D. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức lớp

Không

2. Kiểm tra bài cũ

Không

3. Bài mới

Hoạt động 1. Trải nghiệm

Học sinh đã học cách viết một bài văn nghị luận về văn học và viết một bài báo cụ thể về loại bài văn này. Hôm nay chúng ta cùng xem lại kết quả làm việc của mình để rút ra bài học kinh nghiệm cho bài sau.

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Hoạt động 2. Thực hành

Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đề bài.

Giáo viên tổ chức cho học sinh ôn tập cách phân tích đề

+ GV: Khi phân tích 1 đề bài, phải phân tích những gì?

Tổ chức xây dựng đáp án (dàn ý)

Giáo viên tổ chức cho học sinh xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài viết số 5

(Giáo viên nêu câu hỏi để hướng dẫn cho học sinh hoàn thiện dàn ý (đáp án) làm cơ sở để học sinh đối chiếu với bài làm của mình)

Tổ chức nhận định, đánh giá bài làm

- Giáo viên cho học sinh tự đánh giá và trao đổi bài viết để nhận xét của nhau.

- Giáo viên nhận xét những ưu, nhược điểm.

Tổ chức sửa chữa lỗi bài viết

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trao đổi để nhận thức lỗi và hướng sửa lỗi, khắc phục lỗi

- Tùy theo loại lỗi mà HS mắc phải ở từng lớp mà GV sẽ chọn và yêu cầu HS chữa lỗi

Ra đề bài viết văn số 6 ở nhà

- Giáo viên có thể sử dụng theo đề bài trong sách giáo khoa hay tự ra đề cho thích với đối tượng HS

- Giáo viên cho thời gian làm bài

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).

I. Phân tích đề

- Nội dung vấn đề.

- Thể loại nghị luận và những thao tác lập luận chính.

- Phạm vi tư liệu cần sử dụng cho bài viết.

II. Dàn ý

Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hình tượng Mị có sức sống tiềm tàng ở tâm hồn

Thân bài

-Trước lúc bị bắt về làm dâu Mị là cô gái trẻ trung yêu đời

- Trong các ngày làm dâu, Mị vô cùng đau khổ, cô có sự phản kháng:

+ Khóc

+ Định tự tử

- Quen dần, nhẫn nhịn, chịu đựng, sức sống bị huỷ hoại

+ Bị tê liệt

+ Cuộc sống lầm lũi, âm thầm như cái bóng: Mị không nói, không cười, mặt buồn rười rượi…, không cần mọi thứ xung quanh, giam mình trong căn buồng kín mít...

- Sức sống tiềm tàng của Mị không mất đi dù bị chà đạp. Ảnh hưởng của ngoại cảnh, không khí mùa xuân, tiếng sáo, ngày tết…thức tỉnh tâm hồn Mị

+ Mị hát theo lời bài hát

+ Mị nhớ về những kí ức, những khát khao sống, khát khao hạnh phúc vẫn được giữ gìn tận đáy sâu tâm hồn

+ Mị đau khổ, thậm chí muốn chết đi để không phải đối diện nhưng cô chợt nhận thấy, cô còn trẻ, cô muốn đi chơi rồi cô chuẩn bị đi chơi

- Sức sống vừa trỗi dậy cũng là lúc bị dập tắt một cách tàn nhẫn bởi vòng dây trói của A Sử. Mị lại chìm sâu vào chai sạn

+ Mị không gắn bó gì cuộc sống xung quanh, như cái bóng vật vờ bên bếp lửa

+ Cô dửng dưng với chính mình

+ Cô thản nhiên trước nỗi đau của người khác.

- Nhưng luôn có 1 ngọn lửa sống âm thầm, leo lắt cháy trong tim của Mị. Ngọn lửa ấy được thổi bùng lên bằng hàng nước mắt trên má của A Phủ

+ Mị nhớ về nỗi đau của chính mình

+ Mị thương cảm với người con trai bị trói và nhớ lại người phụ nữ ngày trước bị trói cho đến chết

+ Mị căm phẫn, Mị nhận thấy tội ác của chúng

+ Mị nghĩ A Phủ sẽ chết thật phi lí

+ Sức sống thức dậy cùng với sự thức tỉnh tâm hồn: Mị cởi trói cho A Phủ và tự giải thoát mình

Kết bài: Kết thúc vấn đề NL, nhận định về sức sống tiềm tàng là nguồn sống đã khiến Mị hồi sinh và giành lại được cuộc sống mà cô đã bị cướp đi

III. Nhận xét, đánh giá bài làm

Nội dung nhận xét, đánh giá:

- Đã nhận thức đúng vấn đề nghị luận chưa?

- Đã vận dụng đúng các thao tác lập luận chưa?

- Hệ thống luận điểm đủ hay thiếu? Sắp xếp hợp lí hay chưa hợp lí?

- Các luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng) có chặt chẽ, tiêu biểu, phù hợp với vấn đề hay không?

- Những lỗi về kĩ năng, diễn đạt…

IV. Sửa chữa lỗi bài làm

- Các lỗi thường gặp:

+ Chưa đủ ý, chưa đủ trọng tâm, ý không rõ ràng, sắp xếp ý chưa hợp lí.

+ Sự phối hợp những thao tác lập luận không hài hòa, không thích hợp với mỗi ý.

+ Khả năng phân tích, cảm thụ chưa tốt.

+ Diễn đạt chưa đạt, còn sử dụng sai từ, diễn đạt tối nghĩa và trùng lặp

- Cách sửa lỗi.

V. VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6- NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (Bài viết ở nhà)

Đề bài: Trong tác phẩm "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi có nói lên quan niệm: “Chuyện gia đình cũng dài như sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.

Chứng tỏ rằng, trong truyện của Nguyễn Thi, quả đã có 1 con sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ các lớp người đi trước: tổ tiên, ông cha, cho đến đời chị em Chiến, Việt.

Gợi ý:

Bài làm phải cần có các ý chính sau:

1. Chuyện gia đình cũng dài như sông, từng thế hệ phải ghi vào 1 khúc.

- Chỉ được xem là con của gia đình những ai đã ghi được, làm được “khúc” của bản thân trong dòng sông truyền thống. Con không chỉ là việc nối dõi huyết thống mà phải là việc nối tiếp truyền thống.

- Không thể hiểu được khúc sau của một dòng sông mà không hiểu được cội nguồn đã sinh ra nó. Tương tự như vậy, chúng ta chỉ có thể hiểu những đứa trẻ (Chiến, Việt) khi chúng ta hiểu được truyền thống gia đình đã sinh ra những đứa trẻ này

- Chứng minh:

+ Truyền thống đó chảy từ những thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến các con.

2. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về 1 biển, “mà biển thì rộng lắm […], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.

Điều đó có nghĩa là:

- Từ 1 dòng sông, gia đình, tác giả muốn chúng ta liên tưởng đến biển, đại dương của con người và nhân loại

- Lịch sử của dòng họ cũng là lịch sử của cả dân tộc anh dũng chiến đấu bằng sức mạnh xuất phát từ gian khổ.

Hoạt động 5. Bổ sung

4. Củng cố

Giáo viên tổng kết và trình bày một vài ý chính cần rút kinh nghiệm.

5. Dặn dò

- Viết bài văn về nhà

- Chuẩn bị bài mới