Trang chủ > Lớp 12 > Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn > Giáo án Ngữ văn 12: Trả bài làm văn số 2

Giáo án Ngữ văn 12: Trả bài làm văn số 2

1. Kiến thức

Giúp học sinh nhận thức được thuận lợi và khó khăn về kiến ​​thức, kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống.

2. Kĩ năng

Tự đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi bài làm văn.

3. Thái độ, tư tưởng

Nâng cao ý thức rèn luyện đạo đức để có thái độ và hành động đúng đắn trước những hiện tượng thực tế của cuộc sống.

B. Phương tiện thực hiện

1. Giáo viên

Soạn bài, chuẩn bị tư liệu giảng dạy sách giáo khoa, sách giáo viên, Thiết kế bài học

2. Học sinh

Đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.

C. Phương pháp

Kết hợp với thuyết trình, giảng bài và nhận xét của giáo viên với ý kiến học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả bài làm.

D. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số lớp:.............................

2. Kiểm tra bài cũ

- Luật thơ là gì? Trong tác phẩm, tiếng có vai trò như thế nào, nêu cụ thể?

- Trình bày số câu, số tiếng, cách gieo vần, ngắt nhịp, cách hài thanh trong bài thơ Cảnh khuya - Hồ Chí Minh?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Học sinh đã viết bài văn số hai ở nhà: Bàn luận về một hiện tượng trong đời sống. Bìa trả bài văn số hai sẽ giúp chúng ta đánh giá công việc của mình và đồng thời rút kinh nghiệm để có thể cải thiện những bài thi tiếp theo.

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

Hoạt động 3. Thực hành

* GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề và lập dàn ý cho yêu cầu

- Thao tác 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề.

+ GV: Luận đề mà đề bài đặt ra là gì? Hướng giải quýêt?

+ GV: Ta cần sử dụng những thao tác lập luận nào trong bài viết?

+ GV: Tư liệu trong bài viết được lấy từ đâu?

- Thao tác 2: Hướng dẫn HS Lập dàn ý.

+ GV: Mở bài cần nêu những ý gì?


+ GV: Phần thân bài cần phải trình bày những ý nào? Xác định các dẫn chứng cụ thể?






+ GV: Nêu cách ứng xử cụ thể của mọi người với vấn đề?












+ GV: Bài học rút ra là gì?





- Thao tác 3: Nhận xét sửa lỗi bài làm của học sinh.

GV: Nêu các mức thang điểm của bài viết





























GV: Cho đọc những bài viết khá giỏi của HS

GV: Tổng kết về bài làm của HS

Đề bài: Trình bày suy nghĩ về tình trạng môi trường hiện nay.

I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý:

1. Tìm hiểu đề:

- Chủ đề: Hiện trạng môi trường ngày nay

- Thao tác: Giải thích, chứng minh và bình luận

- Tư liệu: trong cuộc sống

2. Lập dàn ý:

Mở bài:

- Trích dẫn được luận điểm được nêu trong đề bài

- Trình bày luận điểm chính của bài làm theo nhiều cách khác nhau.

Thân bài:

Tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người.

+ Sáng tạo ra sự sống của con người.

+ Là nơi sinh sống của nhiều động vật và thực vật.

+ Bảo vệ cho con người khỏi những nguy hại từ thiên nhiên

+ Mang lại nguồn tài nguyên quý giá cho con người

- Thực trạng môi trường hiện nay:

+ Hiện đang bị ô nhiễm trầm trọng do những hoạt động thiếu ý thức của mọi người.

+ Chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp đổ trực tiếp ra sông

+ Nạn phá rừng bừa bãi.

- Nguy cơ có thể xảy ra do biến đổi cực về môi trường:

+ Ô nhiễm bầu không khí, gây hại đến sự sống.

+ Thiên tai trầm trọng: sự nóng lên của trái đất, hiện tượng hạn hán, lũ lụt, bão, động đất, sóng thần...

+ Đất đai bị sa mạc hóa, không sinh sống và canh tác được

+ Nguồn tài nguyên tự nhiên ngày càn bị suy giảm: Động, thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng, thiếu nguồn nước sạch, cạn kiệt mạch nước ngầm

+ Sự thiếu hụt lương thực, đói nghèo, bệnh tật

+ Đói nghèo khiến hủy hoại nhân cách, đạo đức con người

+ Đấu tranh giành nguồn nước, lương thực lan tràn, loài người bị diệt vong.

- Cháy rừng, nâng cao viện trợ, nêu biện pháp...

- Đối với các cấp lãnh đạo:

+ Kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và người dân

+ Kêu gọi và vận động cấp kinh phí đứng mức cho chính sách bảo vệ môi trường

+ Xử lí thật nặng những kẻ hủy hoại môi trường sống

+ Không được phép khai thác môi trường bừa bãi, không có kế hoạch

+ Tăng cường lực lượng cho công cuộc bảo vệ môi trường

+ Có chế độ đãi ngộ, tuyên dương khen thưởng xứng đáng đối với những người đã có công trong việc bảo vệ môi trường.

- Đối với bản thân:

+ Tố cáo những kẻ phá rừng

+ Tích cực trồng rừng và tuyên truyền mọi người cùng trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc

Kết bài:

Bài học cho bản thân.

3. Nhận xét, chữa lỗi:

a. Nhận xét:

* Về nội dung:

- Lạc đề; Xa đề.

* Về phương pháp:

- Cách dùng từ; Cách diễn đạt; Cách xây dựng đoạn, trình bày ý

b. Chữa lỗi:

II. Biểu điểm:

- Điểm giỏi:

+ Xác định đúng vấn đề nghị luận

+ Xây dựng các luận cứ, luận điểm đầy đủ

+ Sắp xếp và phát triển các ý 1 cách khoa học

+ có sự liên hệ mở rộng, lật đi lật lại vấn đề ở các phương diện khác nhau

+ Viết văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi dùng từ, lỗi câu

- Điểm khá:

Đạt được những điều kiện của điểm giỏi, tuy nhiên vẫn còn mắc một số lỗi về hành văn

- Điểm trung bình:

+ Xác định đúng luận đề

+ Luận điểm luận cứ chưa được đầy đủ

+ Biết cách phân tích những luận điểm luận cứ một cách khoa học

- Điểm kém:

Mắc một trong các lỗi sau:

+ Không xác định được luận đề

+ Không biết triển khai những luận điểm luận cứ giúp làm sáng rõ yêu cầu của đề bài

+ Hành văn yếu, phạm nhiều lỗi chính tả và lỗi ngữ pháp

III. Đọc bài một vài bài làm tốt

IV. Tổng kết

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Cách làm bài văn nghị luận về hiện tượng đời sống

- Rút kinh nghiệm, khắc phục những lỗi thường xuyên mắc phải

- Đọc lại bài: Cách nghị luận về một hiện tượng đời sống

5. Dặn dò

- Xem lại bài và sửa lại bài làm

- Chuẩn bị bài mới