Giáo án Ngữ văn 12: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới (Võ Nguyên Giáp)
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu được những gian khổ, hiểm nguy của nước VN mới thuở sơ khai và những đường lối đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch HCM, thấy được mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa đất nước với nhân dân, giữa lãnh tụ và quần chúng
2. Kĩ năng
Giọng điệu chân thành, giản dị, thích hợp với đặc điểm của thể loại kí
3. Thái độ, tư tưởng
Biết trân quý và ghi nhớ những năm tháng đầy khó khăn nhưng vinh quang của dân tộc
B. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên
Soạn bài và chuẩn bị tài liệu để giảng dạy sách giáo khoa, sách giáo viên, Thiết kế bài học
2. Học sinh
Đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài
C. Phương pháp
Đọc, thảo luận nhóm.
D. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số lớp:...................................
2. Kiểm tra bài cũ
- Nét đẹp của sông Hương trong mỗi chặng hành trình?
- Tài nghệ của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Trải nghiệm
Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà lãnh đạo xuất chúng của cách mạng VN. Cuộc đời của ông gắn liền với năm tháng khó quên của dân tộc. Đoạn trích "Những ngày đầu của nước Việt Nam mới", trích từ hồi ký "Những năm tháng không thể nào quên", viết về những cố gắng của Đảng, Chính phủ, chủ tịch HCM và nhân dân ta ở những ngày đầu sau CMT8 nhằm giữ vững nền độc lập, mang lại hạnh phúc cho con người, khẳng định vị thế của nước Việt Nam mới.
Hoạt động của Giáo viên | Hoạt động của Học sinh |
---|---|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới Tìm hiểu về tác giả, hồi kí ″Những năm tháng không thể nào quên″ - Mời học sinh đọc phần tiểu dẫn và tiến hành yêu cầu sau: vài nét về Võ Nguyên Giáp, kể tên các tập hồi kí của tác giả. - Trình bày vài nét về thể loại hồi kí - Trình bày ngắn gọn ND của "Những năm tháng không thể nào quên". - Mời học sinh đọc đoạn trích "Những ngày đầu của nước Việt Nam mới" và chia bố cục nêu ND của mỗi đoạn Hướng dẫn đọc thêm. - Theo em điểm nhìn của nhà văn là bối cảnh Đất nước ta những năm nào? Hoàn cảnh Đất nước lúc đó ra sao? - Câu 1: Tình cảm cụ thể của nhà văn về "Những ngày đầu của nước Việt Nam mới " ra sao? Được bộ lộ nhờ hình thức nghệ thuật gì? - Câu 2: Nước VN mới vừa được khai sinh đã phải đối mặt với những khó khăn, nguy nan nào? - Câu 3: Để giúp Đất nước vượt qua được các khó khăn nguy nan ấy thì Đảng và Chính phủ ta đã có các chính sách đúng đắn và sáng suốt ra sao? (dẫn chứng cụ thể) - Câu 4: Hình tượng HCM được tác giả khắc họa trong đoạn trích này đã giúp em hiểu thêm gì về Bác trong những ngày mới khai sinh ra Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà? - Từ đoạn trích em nhận xét gì về vai trò của Đảng và chủ tịch HCM đối với con thuyền cách mạng VN? - Điểm đặc sắc của thể hồi kí từ đoạn trích |
I. Giới thiệu chung 1. Tác giả - Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911, quê Quảng Bình. Là một lãnh đạo xuất chúng của cách mạng VN, đảm nhận các chức trách quan trọng - Những tác phẩm hồi kí: Những năm tháng không thể nào quên (năm 1970), Chiến đấu trong vòng vây (năm 1978), Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử (năm 1994),... 2. Đôi nét về hồi kí ″Những năm tháng không thể nào quên" a. Thể loại hồi kí - Ghi chép lại những điều xảy ra trong quá khứ căn cứ vào sự hồi tưởng - Tác giả: nổi tiếng - Hình thức: tự kể hay có người khác ghi chép lại và thể hiện - ND: cuộc đời bản thân, các sự kiện lịch sử tiêu biểu, các biến động của xã hội - Nghệ thuật: có tính chính xác cao. ⇒ Có giá trị văn học và xã hội, lịch sử b. ND của ″ Những năm tháng không thể nào quên″ - Hướng tới việc tái hiện các sự kiện then chốt, chuyển biến có tính chất quyết định trong lịch sử Việt Nam từ những ngày sôi sục trước CMT8 đến những ngày cực kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vượt ra khỏi hình tượng của các con người tiêu biểu thời bấy giờ - Nhân vật: là những người dân bình thường vô danh và các vị lãnh đạo đất nước ⇒ Tái hiện lại lịch sử ở các nét lớn, các bức tranh toàn cảnh, có sự đánh giá và bình luận ở tầm khái quát c. Đoạn trích ″ Những ngày đầu của nước Việt Nam mới″ - Vị trí: thuộc chương thứ 12 do nhà văn Hữu Mai thể hiện. - Bố cục gồm có bốn đoạn + Từ đầu đến "ập vào miền Bắc". Từ thế đứng hiên ngang của đất nước thời chống Mĩ, hồi tưởng về những năm tháng nghèo nàn của đất nước VN mới + Tiếp theo đến "thêm trầm trọng". Sự khó khăn của đất nước - tình thế ″ ngàn cân treo sợi tóc″ + Tiếp theo đến "ba trăm bảy mươi kí lô gam vàng" Các biện pháp của chế độ mới và tinh thần quyết tâm vượt khó của toàn Đảng toàn dân ta. + Phần còn lại: hình ảnh chủ tịch HCM - Điểm nhìn trần thuật: là bối cảnh VN năm 1970 - Thời điểm cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng khốc liệt II. Hướng dẫn đọc thêm 1. Cảm nhận của tác giả - Năm 1945 là giai đoạn làm mưa làm gió của chủ nghĩa đế quốc gần 20 vạn quân Tưởng từ các ngả tiến vào miền Bắc nước ta; còn hiện tại mọi cách tô son trát phấn của đế quốc Mĩ với bọn ngụy quyền tay sai ở miền nam đều phí công vô ích. - Năm 1945 nước VN chưa có tên trên bản đồ thế giới, cả Đông Dương chỉ mang tên Indo - China thuộc Pháp; còn hiện giờ là nước Nước Việt nam dân chủ cộng hòa ⇒ từ lối so sánh thể bộc lộ sự tự hào ca ngợi tổ quốc 2. Hình ảnh nước VN mới a. Các khó khăn khi nước Việt Nam mới ra đời - Nhận định: ″ nằm giữa bốn bể hùm sói, phải tự dốc mình đấu tranh dũng cảm, mưu trí, phải tìm mọi cách để sống còn″ - Cụ thể: + Đảng hoạt động một cách bí mật, đảng viên công tác dưới danh nghĩa Việt minh. Chính quyền mới ″ chưa được nước nào công nhận″ + Kinh tế: ruộng đất vẫn thuộc về địa chủ, thiên tai triền miên, buôn bán với các nước bị đình trệ, kho bạc chỉ còn có 1 triệu bạc rách. + Chính trị: nạn thất nghiệp ngày càng tăng, nạn đói, dịch tả, và thực dân Pháp xâm lược. ⇒ Gian khổ ″ càng thêm trầm trọng″, trở thành thách thức quá lớn đối với chính quyền cách mạng còn non trẻ b. Các chính sách đúng đắn và sáng suốt của Đảng và chính phủ: - Củng cố và nắm giữ chính quyền cách mạng. - Phá bỏ chính quyền cũ, hình thành bộ máy chính quyền mới, từ chính quyền cơ sở như HĐND, UB hành chính đến Trung ương là quốc dân Đại hội, toàn dân đóng góp ý kiến cho dự án hiến pháp. - Thực hành 1 số chính sách mới như: địa chủ phải giảm tô thuế 25%, xóa nợ cho nông dân, toàn dân tăng cường học chữ quốc ngữ, học tập thi cử đều được miễn phí, cổ vũ tinh thần đóng góp trong nhân dân, lập quỹ độc lập, kêu gọi đồng bào hưởng ứng ″ tuần lễ vàng″ ⇒ Nội lực của Nước Việt Nam mới được nâng lên nhanh chóng c. Hình tượng Bác Hồ - Người cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua sóng to gió lớn: - Toàn tâm, toàn ý vì dân, vì nước: ″ Ở Người,... trong tình cảm″ - Chủ trương xây dựng mối quan hệ giữa mọi người làm việc trong bộ máy chính quyền mới với quần chúng - Đề ra ba mục tiêu trọng điểm: Diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm (dựa vào lực lượng và tinh thần của dân) - Lý tưởng và tấm lòng của HCM được tác giả khái quát: + Đất nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập không có ý nghĩa + Hạnh phúc cho nhân dân là mục đích của việc giành lấy và giữ vững chính quyền ⇒ Nhà văn kết luận: Nhân dân ta đã nhận thấy ở Bác Hồ hình ảnh tượng trưng cao đẹp nhất của nhân dân, của dân tộc, của cách mạng. III. Tổng kết: 1. Về nội dung: Sự nỗ lực lớn của Đảng, các chính sách kịp thời, thông minh và có hiệu quả. Lý tưởng và lòng yêu nước to lớn của Bác. 2. Về nghệ thuật: Điểm nhìn trần thuật từ 1 người thể hiện sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, do đó, các sự kiện được kể có bản chất tổng thể, khái quát được những nét bao quát, tạo được hình ảnh sâu sắc cho nhiều người, khiến tác phẩm này không phải là cuốn tự truyện của một đời người mà là biên niên sử của cả dân tộc. |
Hoạt động 5. Bổ sung
4. Củng cố
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
5. Dặn dò
- Chuẩn bị bài mới
Bài trước: Giáo án Ngữ văn 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) Bài tiếp: Giáo án Ngữ văn 12: Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1