Trang chủ > Lớp 12 > Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn > Giáo án Ngữ văn 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Giáo án Ngữ văn 12: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

1. Kiến thức

Hiểu được sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện ở 1 phương diện cơ bản và là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt.

2. Kĩ năng

Củng cố kĩ năng sử dụng tiếng Việt để đạt được sự trong sáng.

3. Thái độ, tư tưởng

Hình thành ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng khi sử dụng tiếng Việt; luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt và rèn những kĩ năng sử dụng tiếng Việt.

B. Phương tiện thực hiện

1. Giáo viên

SGK Ngữ văn 12 – tập I

SGK Ngữ văn 12 – tập I

2. Học sinh

SGk Ngữ văn 12 – tập I, vở soạn, vở ghi

C. Phương pháp

- Giáo viên tổ chức giờ dạy dựa trên các phương pháp: gợi ý, cùng với các hình thức trao đổi thảo luận, giải đáp thắc mắc

- Hướng dẫn học sinh ở nhà đọc kĩ SGK và trả lời bài tập trong mục Hướng dẫn học bài. Giáo viên đọc câu hỏi, học sinh trả lời và thảo luận; sau đó giáo viên nhắc lại những ý quan trọng

D. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số lớp:............

2. Kiểm tra bài cũ

- Kể tên và phân tích ngắn gọn quan điểm sáng tác của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

- Phân tích tóm tắt phong cách nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.

3. Bài mới

Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm

Là người Việt Nam thì bất cứ ai trong chúng ta cũng biết sử dung tiếng Việt trong công việc giao tiếp hàng ngày, nhưng sử dụng tiếng Việt như thế nào để thể hiện được sự trong sáng và đạt hiệu quả cao? Đó là điều chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Thao tác 1: Giải thích khái niệm trong sáng của tiếng Việt.

I. Sự trong sáng của tiếng Việt:

-″ Trong″: trong trẻo

- ″ Sáng″: là sáng tỏ, nó phát huy cái trong, nhờ đó phản ánh được tư tưởng và tình cảm của người Việt Nam ta, diễn tả chân thật và sáng tỏ những điều chúng ta muốn nói

- Thao tác 2: Đưa ra đề bài và yêu cầu học sinh phân tích:

+ GV: Đọc và so sánh 3 câu văn trong SGK, xác định câu nào trong sáng, câu nào không? Vì sao?

- Câu đầu: không trong sáng vì cấu tạo câu không đúng chuẩn mực ngữ pháp tiếng Việt.

- 2 câu sau: đạt được sự trong sáng vì cấu tạo câu theo chuẩn mực ngữ pháp của tiếng Việt.

+ GV: Em biểu hiện thứ nhất của trong sáng tiếng Việt là gì?

+ GV: Có trường hợp tiếng Việt được sử dụng linh hoạt, sáng tạo, có sự biến đổi thì khi đó, tiếng Việt có đảm bảo được sự trong sáng hay không? Phân tích câu thơ của Nguyễn Duy và câu văn của chủ tịch HCM để trả lời câu hỏi trên.

+ GV: Các từ ngữ sử dụng sáng tạo trong câu thơ của Nguyễn Duy gì? Chúng có ý nghĩa mới nào? Chúng được dùng theo biện pháp tu từ nào?

+ GV: Từ ″tắm″ được dùng theo nghĩa mới là gì? Có phù hợp với quy tắc tiếng Việt hay không?

- Thể hiện ở chuẩn mực và việc tuân thủ đúng chuẩn mực của tiếng Việt

+ Phát âm chuẩn của một cách thức nhất định, chú ý cách phát âm ở phụ âm đầu, phụ âm cuối, thanh điệu.

+ Tuân thủ quy tắc chính tả, viết đúng phụ âm đầu, cuối, thanh điệu các từ khó.

+ Phải sử dụng từ đúng nghĩa và đầy đủ các thành phần câu.

- Trong câu thơ của Nguyễn Duy, các từ ″lưng, áo, con″ được dùng theo nghĩa mới nhưng vẫn theo quy tắc ẩn dụ

- Trong câu văn của HCM, từ ″tắm″ được sử dụng theo nghĩa mới và đặc điểm ngữ pháp mới. Nhưng đó vẫn là sự thay đổi nghĩa và đặc điểm ngữ pháp theo quy tắc tiếng Việt.

- Sự chuyển đổi, sáng tạo nhưng phải bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt.

+ GV: Nhận xét về các từ "mượn" được dùng trong câu văn của SGK?

+ GV: Trong sáng thì không cho phép pha tạp, vẩn đục. Vậy sự trong sáng của tiếng Việt có cho phép pha tạp của yếu tố ngon ngữ khác không? Hãy rút ra biểu hiện thứ 2 của sự trong sáng của tiếng Việt là gì?

+ GV: Nêu thêm ví dụ:

- Tổng thống và phu nhân. (Cần)

- Chị là người vợ thương chồng thương con (không dùng phu nhân thay cho người vợ).

- Báo Thiếu niên nhi đồng. (Cần)

- Trẻ em lang thang cơ nhỡ. (Không dùng Thiếu niên nhi đồng thay cho trẻ em)

- Trong câu có những từ ngữ nước ngoài được dùng không cần thiết vì tiếng Việt vẫn có những từ ngữ thay thế tương xứng.

- Tiếng Việt không cho phép sử dụng một cách bừa bãi, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác.

+ GV: Nêu ví dụ 5: Đoạn hội thoại trong sách giáo khoa trang 33

+ GV: Trình bày tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói của các nhân vật trong đoạn văn?

+ GV: Vậy theo em, sự trong sáng của tiếng Việt còn thể hiện ở phương diện nào?

-Tính lịch sự, có văn hoá trong lời nói thể hiện ở cách xưng hô, thưa gửi, cách sử dụng từ ngữ:

- Cách xưng hô: thể hiện sự kính trọng, thân thiết gần gũi và thể hiện sự tôn trọng của Lão Hạc đối với ông giáo

Sự trân trọng, tin tưởng và có phần ngưỡng mộ của lão Hạc với ông giáo

Các từ ngữ: trong sáng, rõ ràng, nhã nhặn, lịch s




- Lời nói thô tục, bất lịch sự sẽ làm mất đi vẻ trong sáng của tiếng Việt, phải có tính lịch sự, văn hoá.

Hoạt động 3: Hoạt động thực hành

Hướng dẫn học sinh luyện tập

- Thao tác 1: Hướng dẫn bài tập 1

+ GV: Gọi 1 học sinh đọc bài 1, xác định yêu cầu của bài

+ GV: Yêu cầu học sinh tìm những từ ngữ tiêu biểu mà tác giả dùng để diễn tả diện mạo hoặc tính cách nhân vật trong Truyện Kiều?

II. Luyện tập:

1. Bài 1

Các từ ngữ Nguyễn Du và Hoài Thanh nói về các nhân vật rất chính xác vì đã diễn tả đúng dáng vẻ hoặc lột tả được tính cách nhân vật.

- Kim Trọng: anh chàng chung tình

- Thuý Vân: em gái ngoan

- Hoạn Thư: người phụ nữ bản lĩnh khác thường, biết điều nhưng cay nghiệt

- Từ Hải: thoắt hiện thoắt ẩn như một ngôi sao lạ

- Thúc Sinh: người sợ vợ

- Sở Khanh: nhân vật chải chuốt dịu dàng

- Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề ″ xoen xoét″

- Tú Bà: màu da ″nhờn nhợt

- Mã Giám Sinh: ″mày râu nhẵn nhụi

- Thao tác 2: Hướng dẫn bài 2

+ GV: Yêu cầu học sinh điền vào đoạn văn các dấu câu thích hợp để đoạn văn được trong sáng.

2. Bài 2:

Cần đặt một số dấu câu:

- Dấu chấm giữa hai từ: "dòng sông"

- Dấu chấm trước cụm từ: "dòng ngôn ngữ"

- Dấu hai chấm sau từ: "cũng vậy"

- Dấu phẩy trước từ: "nhưng" và sau từ "gạt bỏ"

- Thao tác 3: Hướng dẫn HS làm bài 3

+ GV: Yêu cầu HS nêu được các từ ngữ nước ngoài nào cần phải được dịch nghĩa khi sử dụng để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.

3. Bài 3:

- Câu văn dùng các từ nước ngoài.

- Cần thay một số từ bằng từ tiếng Việt hoặc dịch nghĩa sang tiếng việt.

- Microsoft: là tên công ty - không sửa

- Từ File → tệp tin: dễ hiểu

- Từ Hacker → Kẻ đột nhập trái phép hệ thống máy tính

- Cocoruder là danh từ tự xưng - không sửa

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

4. Củng cố

- Sự trong sáng của tiếng Việt là gì?

- Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện như thế nào?

5. Dặn dò

- Hãy sưu tầm trên các phương tiện thông tin những hiện tượng làm mất đi sự sự trong sáng của tiếng Việt

- Ôn tập bài cũ; chuẩn bị Viết bài viết số 1.