Bài 58: Hóa học và vấn đề môi trường - Giải BT Hóa học 12 nâng cao
Bài 1 (trang 272 sgk Hóa 12 nâng cao): Trường hợp nào sau đây được coi là không khí sạch?
A. Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2.
B. Không khí chứa 78% N2, 18% O2, 4% hỗn hợp CO2, SO2, HCl
C. Không khí chứa 78% N2, 20% O2, 2% hỗn hợp CH4, bụi và CO2
D. Không khí chứa 78% N2, 16% O2, 3% hồn hợp CO2, 1% CO, 1% SO2
Bài giải:Đáp án đúng là: A
Không khí chứa 78% N2, 21% O2, 1% hỗn hợp CO2, H2O, H2 được coi là không khí sạch.
Bài 2 (trang 272): Trường hợp nào sau đây được coi là nước không bị ô nhiễm?
A. Nước ruộng lúa có chứa khoảng 1% thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
B. Nước thải nhà máy có chứa nồng độ lớn các ion kim loại nặng như Pb2+, Cd2+, Hg2+, Ni2+.
C. Nước thải từ bệnh viện, khu vệ sinh chứa các vi khuẩn gây bệnh.
D. Nước sinh hoạt từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt... quá mức cho phép
Bài giải:Đáp án đúng là: D
Nước sinh hoạt từ các nhà máy nước hoặc nước giếng khoan không chứa các độc tố như asen, sắt... quá mức cho phép được coi là nước không bị ô nhiễm.
Bài 3 (trang 272): Môi trường không khí, đất, nước xung quanh một số nhà máy hóa chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hóa chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?
A. Có hệ thống xử lí chất thải trước khi xả ra ngoài hệ thống không khí, sông, hồ, biển.
B. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách có hiệu quả.
C. Thay đổi công nghệ sản xuất, sử dụng nhiên liệu sạch.
D. Xả chất thải trực tiếp ra ngoài không khí, sông và biển lớn.
Bài giải:Biện pháp không thể chống ô nhiễm môi trường là: D. Xả chất thải trực tiếp ra ngoài không khí, sông và biển lớn.
Bài 4 (trang 273): Sau khi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu HNO3 tác dụng với Cu, thường có những chất thải nào? Nêu biện pháp xử lí những chất thải này trong phòng thí nghiệm.
Bài giải:Sau thí nghiệm Cu tác dụng với HNO3 thường thu được khí NO hoặc NO2, muối Cu (NO3)2 và HNO3 còn dư. Để xử lý chúng: trước khi làm thí nghiệm cần chuẩn bị dung dịch kiềm hoặc nước vôi và bông tăm dung dịch kiềm (nút ống nghiệm bằng bông này để hấp thụ khí sinh ra hoặc cho khí sinh ra vào dung dịch kiềm)
PTHH:
2NO + O2 → 2NO2
2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O
Phần dung dịch trong ống nghiệm cần xử lý bằng nước vôi hoặc dung dịch kiềm.
Cu (NO3)2 + 2NaOH → 2NaNO3 + Cu (OH)2 ↓
HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
Bài 5 (trang 273): Sau bài thực hành hóa học. trong một số chất thải ở dạng dung dịch, chứa các ion: Cu2+, Zn2+, Fe3+, Pb2+, Hg2+,..
Dùng chất nào sau đây để xử lí sơ bộ những chất thải trên?
A. Nước vôi dư.
B. HNO3.
C. Giấm án
D. Etanol.
Bài giải:Đáp án đúng là: A
Dùng nước vôi dư để xử lí sơ bộ những chất thải trên.
Bài 6 (trang 273):
a. Khi đánh vỡ nhiệt kế làm bầu thuỷ ngân bị vỡ, ta cần dùng bột lưu huỳnh rắc lên thủy ngân rồi gom lại. Hãy giải thích và viết phương trình hóa học?
b. Trong công nghiệp để xứ lí khí thải H2S người ta hấp thụ và oxi hóa H2S theo sơ đồ sau:
Hãy giải thích và viết các phương trình của phản ứng xảy ra.
Bài giải:a) Khi đánh vỡ nhiệt kế làm bầu thuỷ ngân bị vỡ, ta cần dùng bột lưu huỳnh rắc lên thủy ngân rồi gom lại vì lưu huỳnh có phản ứng với thủy ngân ở điều kiện thường, tạo muối thủy ngân sunfua không độc.
Hg + S → HgS
b) Xử lý H2S bằng cách biến nó thành bột S không độc
2H2S + Na2CO3 → 2NaHS + CO2 + H2O
2NaHS + O2 → 2NaOH + 2S
3H2S + Fe2O3 → Fe2S3 + 3H2O
2Fe2S3 + 3O2 → 2Fe2O3 + 6S
Bài 7 (trang 273): Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau:
Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb (NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen.
a. Hãy cho biết hiện tượng đó đã chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây?
A. H2S
B. CO2
C. SO2
D. NH3
b. Viết phương trình của các phản ứng hóa học xảy ra. Tính hàm lượng khí có trong không khí. Coi hiệu suất phản ứng là 100%.
c. Hãy xem xét sự nhiễm bẩn không khí trên có vượt mức cho phép không? Nếu biết hàm lượng cho phép là 0,01 mg/lit.
Bài giải:a. Đáp án: A.
Kết tủa đen chứng tỏ trong không khí có chứa H2S.
b. Pb (NO3)2 + H2S → PbS↓ + 2HNO3.
mH2S = 1,5.10-6.34 = 51.10-6 gam.
⇒ Hàm lượng H2S trong không khí là: 0,051 mg/2lit = 0,0255 mg/lit.
c. Sự nhiễm bẩn không khí bởi H2S vượt quá mức cho phép là 0,01 mg/lit tới 2,55 lần.
Bài trước: Bài 57: Hóa học và vấn đề xã hội - Giải BT Hóa học 12 nâng cao