Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Hóa học 12 nâng cao > Bài 36: Bài thực hành số 5: Tính chât của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Bài 36: Bài thực hành số 5: Tính chât của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Lấy 3 ống nghiệm.

+ Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Na nhỏ.

+ Rót vào ống nghiệm 2 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Mg nhỏ.

+ Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Al đã cạo sạch lớp oxit.

- Hiện tượng:

Khi chưa đun:

+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

+ Ống 2 và ống 3: Không có hiện tượng.

Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.

Na + H2O → NaOH + 1/2 H2.

Khí thoát ra là H2, dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.

- Ống 2 + 3: Không có hiện tượng do Mg và Al không phản ứng với H2O.

Khi đun sôi:

+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

+ Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.

+ Ống 3: Không có hiện tượng.

- Giải thích

Ống 2: Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.

Bài 36: Bài thực hành số 5: Tính chât của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng ảnh 1

Ống 3: Lớp bảo vệ Al (OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước ở mọi điều kiện

Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.

Thí nghiệm 2: Phản ứng của MgO với nước

- Tiến hành Thí nghiệm:

+ Cho vào ống nghiệm ít bột MgO, thêm 2ml H2O, lắc nhẹ.

+ Lấy 1 giọt chất lỏng nhỏ vào giấy phenolphtalein.

+ Sau đó đun sôi chất lỏng, để nguội.

+ Nhỏ 1 giọt chất lỏng vào giấy phenolphtalein.

- Hiện tượng:

Trước khi đun, dung dịch làm giấy phenol chuyển màu hồng nhạt.

Khi đun sôi, dung dịch làm giấy phenol chuyển sang màu hồng

- Giải thích: Do MgO tan ít trong nước tạo Mg (OH)2 kết tủa trắng, tan 1 phần trong nước nên làm giấy phenol chuyển màu hồng nhạt.

Khi đun sôi, phản ứng xảy ra mạnh hơn nên dung dịch làm giấy phenol chuyển sang màu hồng.

PTHH: MgO + H2O → Mg (OH)2

Thí nghiệm 3: So sánh tính tan của muối CaSO4 và BaSO4

- Tiến hành Thí nghiệm:

+ Pha chế các dung dịch CaCl2 và BaCl2 có cùng nồng độ mol.

+ Cho vào ống 1: 2ml dung dịch muối CaCl2; ống 2: 2ml dung dịch muối BaCl2

+ Nhỏ vào mỗi ống 5 giọt dung dịch CuSO4

- Hiện tượng:

+ Ống 1: Dung dịch có màu xanh lam.

+ Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng đục.

- Giải thích

+ Ống 1: CuSO4 đã tác dụng 2 phần với CaCl2 tạo ra muối CaSO4 ít tan và muối CuCl2 làm cho dung dịch có màu xanh.

+ Ống 2: CuSO4 đã tác dụng với BaCl2 tạo ra muối BaSO4 kết tủa trắng.

Kết luận: Tính tan của 2 muối: CaSO4 (ít tan) > BaSO4 (không tan)

PTHH:

CuSO4 + CaCl2 → CuCl2 + CaSO4

CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4↓ trắng