Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Hóa học 12 nâng cao > Bài 43: Đồng và một số hợp chất của đồng - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Bài 43: Đồng và một số hợp chất của đồng - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Bài 1 (trang 213 sgk Hóa 12 nâng cao): Phản ứng nào sau đây xảy ra?

A. Cu2+ + 2Ag → Cu + 2Ag+

B. Cu + Pb2+ → Cu2+ + Pb

C. Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

D. Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe

Bài giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 2 (trang 213): Cho sơ đồ phản ứng sau: Cu + HNO3 → Cu (NO3)2 + NO + H2O

Sau khi lập phương trình hóa học của phản ứng, ta có số nguyên tử Cu bị oxi hóa và số phân tử HNO3 bị khử là:

A. 1 và 6

B. 3 và 6

C. 3 và 2

D. 3 và 8

Bài giải:

Đáp án đúng là: C

PTHH:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu (NO3)2+ 2NO + 4H2O

Bài 3 (trang 213):

a. Từ Cu và những hóa chất cần thiết khác, hãy giới thiệu các phương pháp điều chế dung dịch CuCl2. Viết các phương trình hóa học.

b. Từ hỗn hợp các kim loại Ag và Cu, hãy trình bày 3 phương pháp hóa học tách riêng Ag và Cu. Viết các phương trình hóa học.

Bài giải:

a. Để tạo ra muối CuCl2 từ Cu:

- Cu tác dụng với Cl2 rồi hòa tan vào H2O.

- Cu tác dụng với axit có mặt oxi.

2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O

- Cu tác dụng với muối:

Cu + 2FeCl3→ CuCl2 + 2FeCl2.

b. 3 phương pháp tách riêng Ag và Cu từ hỗn hợp:

* Hòa tan hỗn hợp bằng muối Fe (III); Cu tan còn Ag không tan, tách riêng Cu:

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

Cho sắt kim loại vào dung dịch thu được đồng.

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

* Hòa tan hỗn hợp bằng dung dịch HCl có sục khí oxi, Cu tan còn Ag không tan:

2Cu + 4HCl + O2 → 2CuCl2 + 2H2O

Điện phân dung dịch thu được đồng

CuCl2 (đpdd) → Cu + Cl2

* Đốt cháy hỗn hợp trong không khí, sản phẩm hòa tan bằng dung dịch HCl:

2Cu + O2 → 2CuO

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

Lọc lấy Ag không tan, Phần dung dịch đem điện phân:

CuCl2 (đpdd) → Cu + Cl2

Bài 4 (trang 213): Hỗn hợp bột A có 3 kim loại Fe, Ag và Cu. Ngâm hỗn hợp A trong dung dịch H chỉ chứa một chất, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, nhận thấy chỉ có sắt và đồng trong hỗn hợp tan hết và còn lại một khối lượng Ag đúng bằng khối lượng Ag vốn có trong hỗn hợp.

a. Hãy dự đoán chất B.

b. Nếu sau khi phản ứng kết thúc, thu được khối lượng Ag nhiều hơn khối lượng Ag vốn có trong hỗn hợp A thì chất có trong dung dịch B có thể là chất nào?

Viết tất cả các phương trình hóa học.

Bài giải:

a. Chất trong hỗn hợp B có khả năng hòa tan Fe, Cu mà không hòa tan Ag cũng không sinh ra Ag ⇒ là muối sắt (III).

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

b. Nếu lượng bạc sau phản ứng nhiều hơn tức là phản ứng có sinh ra Ag vậy chất trong B là AgNO3.

Fe + 2AgNO3 → Fe (NO3)2 + 2Ag

Cu + 2AgNO3 → Cu (NO3)2 + 2Ag

Có thể Fe (NO3)2 + AgNO3 → Fe (NO3)3 + Ag

Bài 5 (trang 213):

a. Cho một ít bột sắt vào dung dịch đồng (II) sunfat. nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần. Nhưng cho một ít bột đồng vào dung dịch sắt (III) sunfat nhận thấy màu vàng nâu của dung dịch nhạt dần và sau đó lại có màu xanh. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.

b. Điện phân dung dịch đồng (II) sunfat bằng điện cực trơ (graphit) nhận thấy màu xanh của dung dịch nhạt dần cho đến không màu. Nhưng thay các điện cực graphit bằng các điện cực đồng, nhận thấy màu xanh của dung dịch hầu như không thay đổi. Hãy giải thích hiện tượng và viết các phương trình hóa học.

Bài giải:

a. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Màu xanh nhạt dần do lượng CuSO4 giảm dần trong quá trình phản ứng.

Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

Màu nâu màu xanh

Màu nâu nhạt dần (Fe2(SO4)3 giảm dần) và màu xanh xuất hiện do CuSO4 sinh ra

b. Điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ:

Catot

Cu2+ + 2e → Cu

Anot

2H2O → O2 + 4H+ + 4e

Phương trình: 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + O2 + 2H2SO4

Màu xanh nhạt dần đến không màu (CuSO4 bị điện phân hết).

* Điện phân dung dịch CuSO4 với anot đồng.

Catot

Cu2+ + 2e → Cu

Anot

Cu → 2e + Cu2+

Xảy ra hiện tượng anot tan:

Phương trình: Cuanot + Cu2+ dd → Cu2+ dd + Cucatot.

Nồng độ Cu2+ không thay đổi nên màu của dung dịch không đổi.

Bài 6 (trang 213): Hợp kim Cu-Al được cấu tạo bằng tinh thể hợp chất hóa học, trong đó có 13,2% Al. Hãy xác định công thức hóa học của hợp chất.

Bài giải:

Đặt công chức AlxCuy

Giải bài 6 trang 213 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 1

Công thức tinh thể Al4Cu11

Bài 7 (trang 213): Hãy xác định hàm lượng Sn có trong hợp kim Cu-Sn. Biết rằng trong hợp kim này, ứng với 1 mol Sn thì có 5 mol Cu.

Bài giải:

%Sn = 119: (110 + 5 x 64) x 100 = 27,1%