Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Hóa học 12 nâng cao > Bài 5: Glucozơ - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Bài 5: Glucozơ - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Bài 1 (trang 32 sgk Hóa 12 nâng cao): Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau

B. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc

C. Trong dung dịch, glucozơ tồn tại ở dạng mạch vòng ưu tiên hơn dạng mạch hở

D. Metyl α -glucozit không thể chuyển sang dạng mạch hở

Bài giải:

Phát biểu không đúng là: B. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.

Bài 2 (trang 32): Cho các dung dịch: glucozo, glixerol, axit axetic, etanol. Thuốc thử nào sau đây để nhận biết được các dung dịch trên?

A. Cu (OH)2 trong môi trường kiềm

B. [Ag (NH3)2]OH

C. Na kim loại

D. Nước brom

Bài giải:

Đáp án đúng là: A

Giải thích:

Cu (OH)2 trong môi trường kiềm được dùng để nhận biết các dung dịch glucozo, glixerol, axit axetic, etanol.

Bài 3 (trang 32):

a) Cacbohidrat là gì? Có mấy loại cacbohidrat quan trọng?

b) Nêu định nghĩa từng loại cacbohidrat và lấy ví dụ minh họa?

Bài giải:

a) Cacbonhiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m

- Có 3 loại cacbohiđrat đó là: Monosaccari; Đisaccarit; Polisaccarit

b) Định nghĩa từng loại cacbohidrat:

+ Monosaccarit: Là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thể thủy phân được.

Ví dụ như: glucozơ, fructozơ

+ Đisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân sinh ra 2 phân tử monosaccarit.

Ví dụ: saccarozơ, mantozơ

+ Polisaccarit: Là nhóm cacbohiđrat phức tạp mà khi thủy phân đến cùng sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.

Ví dụ: tinh bột, xenlulozơ

Bài 4 (trang 32):

a) Hãy viết công thức dạng mạch hở của glucozo và nhận xét về các nhóm chức của nó (tên nhóm chức, số lượng, bậc nếu có). Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo dạng mạch hở của glucozo?

b) Hãy viết công thức dạng mạch vòng của glucozo và nhận xét về các nhóm chức của nó (tên nhóm chức, số lượng, bậc và vị trí tương đối trong không gian). Những thí nghiệm nào chứng minh được glucozo tồn tại ở dạng mạch vòng?

c) Trong dung dịch, glucozo tồn tại ở những dạng nào (viết công thức và gọi tên)?

Bài giải:

a) Công thức dạng mạch hở của glucozo

CH2OH-CHOH-CHOH-CHOH-CHOH-CH=O

Nhận xét:

- Phân tử có 1 nhóm CH=O và 5 nhóm OH bậc 1 kề nhau.

- Thí nghiệm khử hoàn toàn glucozo thu được hexan chứng tỏ 6 nguyên tử C của phân tử glucozo tạo thành 1 mạch hở không phân nhánh.

b) Công thức dạng mạch vòng của glucozo

Giải bài 4 trang 32 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 1

c) Trong dung dịch glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (α, β).

Bài 5 (trang 33): Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng sau (nếu có):

a. Glucozơ tác dụng với nước brom

b. Fructozơ + H2 → (Ni, to)

c. Fructozơ + [Ag (NH3)2]OH →

d. Glucozơ + [Ag (NH3)2]OH →

Bài giải:

a. CH2OH- (CHOH)4-CHO + Br2 + H2O → CH2OH– (CHOH)4-COOH + 2HBr

b. Fructozơ tác dụng với H2, xúc tác Ni

Giải bài 5 trang 33 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 1

c. Fructozơ không tác dụng với [Ag (NH3)2]OH

d. Glucozơ tác dụng với [Ag (NH3)2]OH có phương trình:

Giải bài 5 trang 33 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 2

Bài 6 (trang 33): Cho 200 ml dung dịch glucozo phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam bạc. Tính nồng độ mol của glucozo đã dùng.

Bài giải:

nAg = 10,8/108 = 0,1 mol

Giải bài 6 trang 33 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 1

Theo phương trình ta có: nglucozơ = 1/2. nAg = 0,05 mol

Nồng độ mol của glucozo đã dùng:

CM glucozo = 0,05/0,2 = 0,25 M

Bài 7 (trang 33): Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozo với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được và khối lượng AgNO3 cần dùng, biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn

Bài giải:

Phương trình phản ứng:

AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag (NH3)2]OH + NH4NO3

Giải bài 7 trang 33 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 1

Số mol glucozo nC6H12O6 = 18/180 = 0,1 mol

nAg = 2. nC6H12O6 = 0,2 mol = nAgNO3

Khối lượng bạc thu được mAg = 0,2.108 = 21,6 (g)

Khối lượng bạc nitrat cần dùng mAgNO3 = 0,2.170 = 34 (g)

Bài 8 (trang 33): Cho lên men 1m3 ri đường, sau đó chưng cất thu được 60 lít cồn 96°. Tính khối lượng glucozo có trong 1m3 nước rỉ đường glucozo trên, biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20°C và hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%.

Bài giải:

Phản ứng lên men: C6H12O6 lên men→ 2C2H5OH + 2CO2 (1)

Thể tích C2H5OH trong cồn 96° là 96: 100.60 = 57,6 (lít)

DC2H5OH = 0,789 (g/ml) = 0,789 kg/lít

Vậy khối lượng etanol nguyên chất là m = 57,6.0,789 (kg)

Theo (1) cứ 180 (g) glucozo → 2.46 (g) etanol

86,92 kg < - 57,6.0,789 (kg) etanol

Do H = 80% → khối lượng glucozo có trong 1m3 nước rỉ đường là:

86,92.100: 80 = 108,7 (kg)