Bài 23: Sự ăn mòn kim loại - Giải BT Hóa học 12 nâng cao
Bài 1 (trang 136 sgk Hóa 12 nâng cao): Bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học có gì giống và khác nhau?
Bài giải:Sự giống và khác nhau giữa bản chất của ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học:
* Giống nhau: Đều là sự phá hủy kim loại do phản ứng oxi hóa - khử.
* Khác nhau:
+ Ăn mòn hóa học do phản ứng trực tiếp, electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
+ Ăn mòn điện hóa do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện.
Bài 2 (trang 136): Câu nào đúng trong các câu sau?
Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra:
A. Sự oxi hóa ở cực dương.
B. Sự khử ở cực âm.
C. Sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.
D. Sự oxi hóa ở cực âm sự khử ở cực dương.
Bài giải:Đáp án đúng là: D
Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra sự oxi hóa ở cực âm sự khử ở cực dương.
Bài 3 (trang 136): Trong các trường hợp sau, trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa học là:
A. Kim loại Zn trong dung dịch HCl.
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C. Đốt dây Fe trong khí O2.
D. Kim loại đồng trong dung dịch HNO3 loãng.
Bài giải:Đáp án đúng là: B
Trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hóa học là thép cacbon để trong không khí ẩm.
Bài 4 (trang 136): Một sợi dây phơi quần áo bằng đồng được nối tiếp với một đoạn dây nhôm. Hãy cho biết có hiện tượng gì xảy ra ở chỗ nối của hai kim loại. Hãy giải thích và đưa ra nhận xét.
Bài giải:Nhận xét: Sau một thời gian để trong không khí sợi đây bị đứt ở chỗ nối bên nhôm vì: Nhôm bị ăn mòn điện hóa và đứt ra:
Al đóng vai trò là cực âm Al → Al3+ + 3e
Cu đóng vai trò là cực dương 2H2O + O2 + 4e → 4OH-
=> Nhôm bị ăn mòn và đứt ra.
Bài 5 (trang 136): Có những vật bằng sắt được tráng thiếc hoặc tráng kẽm.
a. Giải thích vì sao thiếc và kẽm có thể bảo vệ được kim loại sắt.
b. Nếu trên bề mặt của vật đó có những vết sây sát sâu tới lớp sắt bên trong.
Hãy cho biết:
- Có hiện tượng gì xảy ra khi để những vật đó trong không khí ẩm.
- Trình bày cơ chế ăn mòn đối với những vật trên.
Bài giải:a. Sn, Zn cách li Fe với môi trường nên bảo vệ được Fe.
b. Nếu bề mặt bị sây sát khi để trong không khí ẩm sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa.
* Với cặp Fe - Sn: ăn mòn theo vết sây sát vào sâu bên trong
Cực âm là Fe: Fe → Fe2+ + 2e sau đó Fe2+ → Fe3+ + e
Cực dương là Sn: 2H2O + 2e → 2 OH- + H2
Sau đó Fe2+ + 2OH- → Fe (OH)2
Fe3+ + 3 OH- → Fe (OH)3
Fe (OH)2. Fe (OH)3 → Fe2O3.nH2O (Gỉ sắt)
* Với cặp Fe - Zn: ăn mòn từ bên ngoài
Cực âm là Zn: Zn → Zn2+ + 2e
Cực dương là Fe: 2H2O + 2e → 2OH- + H2
Kết quả là Zn bị ăn mòn.
Bài trước: Bài 22: Sự điện phân - Giải BT Hóa học 12 nâng cao Bài tiếp: Bài 24: Điều chế kim loại - Giải BT Hóa học 12 nâng cao