Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Hóa học 12 nâng cao > Bài 12: Amino axit - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Bài 12: Amino axit - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Bài 1 (trang 66 sgk Hóa 12 nâng cao): Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong phân tử amino axit chỉ có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH

B. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím

C. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím

D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường

Bài giải:

Đáp án đúng là: D

Bài 2 (trang 66): pH của dung dịch 3 chất NH2CH2COOH, CH3CH2COOH, CH3[CH2]3NH2 tăng theo trật tự nào sau đây?

A. CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH < CH3CH2COOH

B. CH3CH2COOH < NH2CH2COOH < CH3[CH2]3NH2

C. NH2CH2COOH < CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2

D. CH3CH2COOH < CH3[CH2]3NH2 < NH2CH2COOH

Bài giải:

Đáp án đúng là: B

Bài 3 (trang 67): Amin axit là gì? Viết công thức cấu tạo và gọi tên các amino axit có công thức phân tử là C4H9NO2

Bài giải:

Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (-NH2) và nhóm cacboxyl (-COOH)

Các amino axit có CTPT là: C4H9NO2:

CH3CH2CH (NH2)COOH: axit 2-amino butanoic

CH3CH (NH2)CH2COOH: axit 3-amino butanoic

CH2(NH2)CH2CH2COOH: axit 4-amino butanoic

(CH3)2-C- (NH2)-COOH: axit 2-amino-2-metyl propanoic

CH2(NH2)-CH (CH3)-COOH: axit 3-amino-2-metyl propanoic

Bài 4 (trang 67): Viết các phương trình của phản ứng giữa axit 2-amino propanoic với các chất sau: NaOH, H2SO4, CH3OH có mặt khí HCl bão hòa, HNO2

Bài giải:

Các phương trình hóa học của axit 2-aminopropanoic (alanin)

CH3CH (NH2)-COOH + NaOH → CH3CH (NH2)-COONa + H2O

CH3CH (NH2)-COOH + H2SO4 → CH3CH (NH3HSO4)-COOH + H2O

Giải bài 4 trang 67 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 1

CH3CH (NH2)-COOH + HNO2 → CH3CH (OH)-COOH + H2O + N2

Bài 5 (trang 67): Viết phương trình hóa học biểu diễn phản ứng trùng ngưng của amino axit sau:

a. Axit 7-amino heptanoic

b. Axit 2-amino propanoic

Bài giải:

Phương trình trùng ngưng

a. Axit 7-amino heptanoic H2N- (CH2)6-COOH

Giải bài 5 trang 67 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 1

b. Axit 2-amino propanoic CH3-CH (NH2)COOH

Giải bài 5 trang 67 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 2

Bài 6 (trang 67): Viết công thức cấu tạo của các amino axit sau đây:

a. Axit 2-amino-3-phenyl propanoic (phenyl alanin)

b. Axit 2-amino-3-metyl butanoic (valin)

c. Axit 2-amino-4-metyl pentanoic (leuxin)

d. Axit 2-amino-3-metyl pentanoic (iisoleuxin)

Bài giải:

a. Axit 2-amino-3-phenyl propanoic (phenyl alanin)

Giải bài 6 trang 67 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 1

b. Axit 2-amino-3-metyl bytanoic (valin)

Giải bài 6 trang 67 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 2

c. Axit 2 amino-4-metyl pentanoic (lơxin)

Giải bài 6 trang 67 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 3

d. Axit 2-amino-3-metyl pentanoic (iso lơxin)

Giải bài 6 trang 67 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 4

Bài 7 (trang 67): Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Giải bài 7 trang 67 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 1

Em hãy viết công thức cấu tạo của X, Y, Z và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra?

Bài giải:

Các phương trình hóa học biểu diễn theo sơ đồ chuyển hóa:

Giải bài 7 trang 67 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 1

Bài 8 (trang 67): Cho 0,1 mol hợp chất A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 1,25M, sau đó cô cạn dung dịch thì được 18,75 g muối. Mặt khác, nếu cho 0,1 mol A tác dụng với lượng NaOH vừa đủ, rồi đem cô cạn thì được 17,3 gam muối. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A là một α -amino axit, không làm mất màu dung dịch KMnO4.

Bài giải:

nHCl = 0,08.1,25 = 0,1 mol = nA

A + HCl tỉ lệ 1: 1 → A có 1 nhóm –NH2

Công thức A có dạng: R (NH2) (COOH)a

(HOOC)a–R-NH2 + HCl → (HOOC)a–R-NH3Cl

H2N-R- (COOH)a + aNaOH → H2N-R- (COONa)a + aH2O

0,1(16 + R + 67a) = 17,3 ⇒ R + 67a = 157

⇒ a = 1; R = 90

A là một α -amino axit và không làm mất màu dung dịch KMnO4, suy ra A có gốc hidrocacbon thơm. Công thức cấu tạo của A là:

Giải bài 8 trang 67 SGK Hóa 12 nâng cao ảnh 1