Trang chủ > Lớp 12 > Giải BT Hóa học 12 nâng cao > Bài 54: Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Bài 54: Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch - Giải BT Hóa học 12 nâng cao

Thí nghiệm 1. Nhận biết NH4+ và CO32-

- Tiến hành Thí nghiệm:

+ Ống 1: Lấy dung dich (NH4)2CO3 cho tác dụng với dung dịch HCl loãng, quan sát hiện tượng.

+ Lần lượt cho dung dịch (NH4)2CO3 (ống 2) và Na2CO3 (ống 3) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng nhẹ, để trên miệng mỗi ống nghiệm 1 mảnh giấy quỳ tím ẩm.

- Hiện tượng:

+ Ống 1: Có khí không màu thoát ra.

+ Ống 2: Có khí mùi khai thoát ra.

+ Ống 3: Không có hiện tượng gì.

- Giải thích, Phương trình hóa học:

+ Ống 1: Tạo khí do xảy ra phản ứng trao đổi giữa muối (NH4)2CO3 và axit HCl.

(NH4)2CO3 + 2HCl → 2NH4Cl + CO2 + H2O

+ Ống 2: Có khí mùi khai là do (NH4)2CO3 tác dụng với NaOH sinh ra NH4OH

Đun nóng nhẹ phân hủy ngay thành khí NH3 có mùi khai.

(NH4)2CO3 + 2NaOH → 2NH4OH + Na2CO3

Bài 54: Bài thực hành 8: Nhân biệt một số ion trong dung dịch ảnh 1

+ Ống 3: Muối Na2CO3 không phản ứng với NaOH.

Thí nghiệm 2. Nhận biết các ion Fe2+, Fe3+

- Tiến hành Thí nghiệm:

+ Cho dung dịch KSCN tác dụng với dung dịch Fe3+. Quan sát.

+ Cho dung dịch KOH (hoặc NH3) tác dụng với dung dịch Fe3+. Để lắng kết tủa.

+ Cho dung dịch Fe2+ tác dụng với dung dịch NaOH (hoặc NH3). Để lắng kết tủa.

- Hiện tượng, Phương trình hóa học:

+ Cho dung dịch KSCN tác dụng với dd Fe3+ tạo phức màu đỏ máu

Fe3+ + 3SCN- → Fe (SCN)3

+ Cho dung dịch KOH tác dụng với dung dịch Fe3+ tạo kết tủa nâu đỏ.

Fe3+ + 3OH- → Fe (OH)3

+ Cho dung dịch Fe2+ tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa trắng xanh.

Fe2+ + 2OH- → Fe (OH)2

Để 1 thời gian kết tủa chuyển màu vàng nâu do:

2Fe (OH)2 + 1/2 O2 + H2O → 2Fe (OH)3

Thí nghiệm 3. Nhận biết cation Cu2+

- Tiến hành Thí nghiệm:

+ Lấy vào ống nghiệm 1 ít dung dịch Cu2+

+ Thêm từ từ dung dịch NH3 loãng.

+ Tiếp tục thêm NH3 đến khi tủa tan hết.

- Hiện tượng: Tạo kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan tạo phức có màu xanh lam đặc trưng.

- Giải thích: Lúc đầu Cu2+ tác dụng với NH3 tạo kết tủa Cu (OH)2.

Sau đó kết tủa tan trong NH3 dư tạo phức.

Phương trình hóa học:

Cu2+ + 2NH3 + 2H2O → Cu (OH)2 + 2NH4+

Cu (OH)2 + 4NH3 → [Cu (NH3)4]2+ + 2OH-

Thí nghiệm 4. Nhận biết anion NO3-

- Tiến hành Thí nghiệm:

+ Lấy vào ống nghiệm 1 ít dung dịch KNO3, thêm vào 1 ít bột Cu, đun nóng nhẹ.

+ Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 loãng, đun nhẹ.

- Hiện tượng: Cu tan tạo dung dịch màu xanh, xuất hiện khí không màu bị hóa nâu ngoài không khí.

- Giải thích: Bột Cu tan tạo thành dung dịch màu xanh, tạo khí NO bay lên tác dụng với oxi trong không khí tạo thành khí NO2 màu đỏ nâu.

Phương trình hóa học:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2