Giáo án Ngữ văn 12:Tự do (P.Ê-luy-a)
1. Kiến thức
- Tìm hiểu bài thơ là khát vọng tự do mãnh liệt không chỉ của cá nhân nhà thơ mà của cả nhân dân Pháp khi bị phát xít Đức xâm lược trong Thế chiến thứ hai
- Nó nắm bắt những biện pháp nghệ thuật cơ bản của bài thơ: điệp khúc, cấu tứ, nhân hoá… góp phần thể hiện những cảm xúc dạt dào, tràn đầy
2. Kĩ năng
- Phân tích thơ theo đặc điểm của thể loại thơ
3. Thái độ, tư tưởng
- Vun đắp tình yêu tự do, nhận thức tự do của mỗi cá nhân phải luôn gắn với tự do của tổ quốc, dân tộc
B. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên
Soạn bài và chuẩn bị tài liệu để giảng dạy sách giáo khoa, sách giáo viên, Thiết kế bài học
2. Học sinh
Đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài
C. Phương pháp
Học sinh soạn trước trả lời các câu hỏi giáo viên phân công. Trong lớp, học sinh trình bày phát biểu thảo luận; Giáo viên tổng kết lại
D. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số lớp:..........
2. Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1. Trải nghiệm
Tự do là 1 đề tài lớn của nhân loại toàn cầu, nó thể hiện một khát vọng bất diệt. Chủ đề tự do đã trở thành bài ca của cuộc kháng chiến chống phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai và bài thơ “Tự do” của nhà thơ Pôn Ê-luy-a đã trở thành tiếng vang của hàng triệu con tim nước Pháp đang rên xiết vì bị mất nước
Hoạt động của Giáo viên | Hoạt động của Học sinh | |
---|---|---|
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới |
I. Tiểu dẫn |
|
GV: Căn cứ vào tiểu, hãy khái quát các điểm cơ bản nhất về tác giả và tác phẩm? GV: Đánh giá phần trả lời của học sinh, chú ý nội dung chính. GV: Lưu ý học sinh: nguyên tác tác phẩm có 21 khổ (không tính dòng cuối cùng: Tự Do), không vần, không dấu chấm câu - trừ dòng cuối cùng. Bản dịch có 12 khổ |
Học sinh (đã đọc tiểu dẫn ở nhà) trả lời - Trình bày các nét chính về tác giả - Trình bày hoàn cảnh sáng tác tác phẩm |
1. Tác giả - Pôn Ê-luy-a (1895-1952) là nhà thơ lớn ở Pháp. - Ông tham gia vào phong trào siêu thực, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông đoạn tuyệt với chủ nghĩa siêu thực và tham gia cùng nhân dân Pháp trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít - Thơ của ông mang đậm chất trữ tình chính trị, mang hơi thở thời đại 2. Bài thơ ″ Tự do″ - Được sáng tác vào mùa hè 1941, trong khi Pháp đang bị phát xít Đức xâm lược, được in trong tập "Thơ ca và chân lý, 1942" (năm 1942) - Bài thơ được xem là kiệt tác, là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp |
Tổ chức đọc văn bản |
II. Đọc hiểu văn bản |
|
GV: Hướng dẫn cách đọc: giọng tha thiết và cảm xúc; nhấn giọng tại câu kết của từng khổ GV: Mời một học sinh để đọc bài thơ |
Học sinh đọc |
|
Thảo luận để làm rõ giá trị văn bản |
||
GV: Tác phẩm điệp cấu trúc ″ Trên... trên... Tôi viết tên em″. ″ Em″ ở đây được hiểu như thế nào? Đó có phải là 1 bài thơ tình yêu không? Qua đó tổng quát chủ đề của bài thơ? GV: Tổ chức những nhóm để trả lời câu hỏi đã được yêu cầu GV: Đánh giá. Gợi ý học sinh phát biểu bổ sung (nếu cần). Kết luận các ND chính GV: Hình tượng thơ giản dị, từ cuộc sống lại vẫn rất sâu xa GV: hướng dẫn tổng kết lại kiến thức |
* NHÓM 1 (Câu sách giáo khoa) - Xác định từ TỰ DO - đề tài nhất quán và xuyên suốt cả bài thơ * NHÓM 2 (Câu 2 sách giáo khoa): Phân tích câu kết mỗi khổ thơ, cách lặp từ (trên... trên) và nhạc điệu bài thơ * NHÓM 3 (Câu 3 sách giáo khoa): Xác định từ ″ trên″ trong bài thơ tại trường hợp nào nói đến không gian, trường hợp nào nói đến thời gian. Trình bày ý nghĩa? * NHÓM 1 (Câu 1 sách giáo khoa): Tác giả ghi tên em (Tự Do) lên đâu? Kể những hình tượng trong bài thơ (Hữu hình: Viết trên trang vở, trên bàn học, trên cây xanh, trên đất cát, trên tuyết, trên gươm đao người lính, trên mũ áo các vua quan). (Vô hình: Viết trên thời thơ ấu âm vang, viết trên những mảnh đời trong xanh, trên ao mặt trời ẩm mốc, viết trên hồ vầng trăng lung linh... )
|
1. Đề tài bài thơ - Em = "Tự do" ("Tự do" nhân hóa thành "em"- cách viết tha thiết, gần gũi lại cũng rất thiêng liêng và cũng rất sâu xa) Đề tài: Niềm khao khát được tự do cháy bỏng của nhà thơ (và của cả dân tộc Pháp) lúc đất nước bị xâm lăng. 2. Những nét nổi bật về ND và nghệ thuật a. Kết cấu bài thơ - Lặp cấu trúc, cú pháp với tần số cao - Điệp từ ″ trên″ theo kiểu "xoáy tròn" - Cấu trúc vòng tròn ″ Tự Do″ => Hiệu quả: Mạch cảm xúc hướng tới tự do tuôn trào, triền miên, mạnh mẽ của những nô lệ rên xiết dưới ách phát xít. b. Không gian, thời gian biểu hiện Tự Do và cách thức liên tưởng - Từ ″ trên″ biểu hiện cả không gian và thời gian: + Nói đến địa điểm - không gian (tôi viết Tự Do ở đâu, vào đâu) • Địa điểm cụ thể (khổ 1,2) hay trên các điạ điểm khác thường hơn (hiện vật, sách sử- khổ 3). => Tình cảm gắn bó, khao khát tự do của nhà thơ và cũng là của mọi người. • Địa điểm trừu tượng, mơ hồ, mang tính chất vô hình (khổ 4,5,6). => Cảm xúc bức bách, khát vọng khôn cùng đối với tự do.
- Phương thức liên tưởng: ngẫu hứng (Tự Do được viết mọi lúc và mọi nơi) * Khoa khát Tự Do lan tỏa khắp không gian, xuyên suốt thời gian, xuất hiện trong cuộc đời mỗi con người. c. Đại từ nhân xưng "tôi": - ″ tôi″: Đa chủ thể (tác giả, độc giả) ⇒ Đáp ứng được khao khát của tất cả mọi người. Trở thành thánh ca của cuộc chiến chống phát-xít. - Động từ ″viết″ (11khổ) => ″gọi″ (khổ cuối): tính chất phát triển của hoạt động, hành động của mỗi con người để hướng đến tự do III. Kết luận: Tình yêu tự do tha thiết trào dâng trong lòng tác giả đã cộng hưởng trong lòng cả dân tộc, khát vọng tự do đã biến thành khát vọng hành động để giành tự do cho muôn người |
Hoạt động 5. Bổ sung
4. Củng cố
- ND và nghệ thuật của tác phẩm
5. Dặn dò
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới
Bài trước: Giáo án Ngữ văn 12: Bác ơi! (Tố Hữu) Bài tiếp: Giáo án Ngữ văn 12: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận