Trang chủ > Lớp 12 > Giáo án Ngữ văn 12 chuẩn > Giáo án Ngữ văn 12: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Giáo án Ngữ văn 12: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

1. Kiến thức

- Nhà văn Nguyễn Đình Thi là một nhà văn đa tài và thành công hơn cả vẫn là thơ.

- Thơ của NĐT giàu cảm xúc, có chất trí tuệ khi viết về nhân dân, đất nước.

- Nét đẹp sâu lắng, gợi cảm và thuyết phục thông qua bài thơ Đất nước.

2. Kĩ năng

- Đọc hiểu tác phẩm

3. Thái độ, tư tưởng

- Niềm yêu quê hương đất nước.

B. Phương tiện thực hiện

1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu đọc thêm.

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, Vở soạn, vở ghi.

C. Phương pháp

- Trình bày vấn đề, phát vấn, kết hợp diễn giảng.

- Hỏi đáp giữa giáo viên và học sinh

- Đọc kỹ bài thơ, tìm hiểu phần hướng dẫn học bài.

- Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa, đặc biệt là phải thấy được ý đồ của tác giả khi dùng những biện pháp tu từ

D. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức lớp

Sĩ số lớp:..............................

2. Kiểm tra bài cũ

- Nhà thơ NKĐ nhìn nhận Đất Nước qua phương diện nào?

- Cơ sở nào mà tác giả xác định ″ Đất Nước của Nhân Dân″?

3. Bài mới

Hoạt động 1. Trải nghiệm

Đất nước là một chủ đề rộng lớn và đa dạng. Đến với Đất nước của Nguyễn Đình Thi sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về những giây phút đau thương trên đất nước trong những năm tháng bị thực dân Pháp xâm lược. Ngoài ra, còn có các hình ảnh nhân dân cứu nước với tư thế tự hào và ý chí sắt đá, lòng kiên trung khi ra đi. Với bản sắc riêng, giọng điệu hào hùng và bản lĩnh sáng tạo Nguyễn Đình Thi đã sáng tác nên bài thơ đầy cảm xúc.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV: Hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi?

GV: Trình bày quá trình sáng tác bài thơ?




GV: Nêu bố cục bài thơ?






GV: Đoạn thơ đầu thể hiện điều gì?





GV: Biện pháp nghệ thuật thể hiện qua câu, chữ tiêu biểu?











GV: Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong mỗi khổ thơ? Biện pháp nghệ thuật đó nhằm biểu đạt ND gì?

GV: Em thích nhất các câu thơ nào? Và vì sao?









GV: Với sự cảm nhận riêng của bản thân, em khai thác giá trị đặc sắc trong bốn câu thơ cuối của tác phẩm



























GV: Khái quát chung về nghệ thuật và ND tác phẩm

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả: (sách giáo khoa)

2. Quá trình hoàn thiện:

- Ấp ủ suốt khoảng thời gian 8 năm, ( từ năm 1948 đến năm 1955), tác phẩm mới hoàn thiện.

- Tuy có thể sắp xếp từ các mảng thơ nhưng tác phẩm thơ vẫn là một chỉnh thể.

3. Bố cục:

+ Phần 1 (7 câu): Tâm trạng và nỗi nhớ về mùa thu & Hà Nội.

+ Phần 2 (từ câu 8 đến câu 21) Cảm xúc về mùa thu, nghĩ suy về đất nước, con người VN

+ Phần 3 (còn lại) Cảm nhận về tình yêu quê hương - đất nước, lòng căm thù và quật khởi quật cường.

II. Đọc hiểu văn bản:

1. Phần 1 (7 câu đầu): cảm xúc về đất nước được khơi gợi bởi một buổi sáng mùa thu

+ ″ sáng mát trong″

+ ″ hương cốm″

+ Lặp từ ″ thu″

+ ″ sáng chớm lạnh″

+ ″ Xao xác hơi may″

+ ″ Thềm nắng – lá rơi đầy″

⇒ Mùa thu đặc trưng của Hà Nội.

Người ra đi / đầu không ngoảnh lại″ ⇒ Bộc lộ ý chí quyết tâm.

2. Phần 2 (14 câu tiếp theo):

Mùa thu mới ở Việt Bắc. Lòng kiêu hãnh, tự hào với nét đẹp của đất nước, truyền thống kiên cường của dân tộc Việt Nam.

- Câu thơ năm chữ ″ mùa thu nay khác rồi″

- Câu thơ ngắn gọn, chắc khoẻ như khẳng định nét đổi thay của hoàn cảnh xã hội, trong ý thức của con người

- Lưu ý các biện pháp nghệ thuật tu từ, ngôn ngữ thơ

+ Đứng - vui - nghe: niềm vui và niềm hân hoan phơi phới.

+ Biện pháp nhân hóa, lối nói ẩn dụ

+ Việc kết hợp thanh trắc thanh bằng

⇒ Bức họa thu nhỏ, thể hiện niềm vui sướng, tự hào

+ Cụm từ ″ Nước chúng ta″ – trang nghiêm, trang trọng

+ Lặp từ ″ Những″ - hình tượng đất nước trù phú, mênh mông

+ Tự láy ″ đêm đêm″, ″ rì rầm″ - sự liên tưởng về mối quan hệ giữa thực tại và quá khứ.

3. Các câu thơ còn lại:

a. Đất nước trong đau thương:

- Cánh đồng quê: chảy máu

- Dây thép gai: đâm nát trời chiều

- Bát cơm chan: đầy nước mắt

- Đứa đè cổ: đứa lột da

(Thấy được các biện pháp tu từ đã đóng góp đắc lực qua việc thể hiện nội dung tư tưởng)

b. Đất nước của các con người anh hùng, dũng cảm, bất duyệt:

- Ngời lên nét mặt quê hương

- Bật lên những tiếng căm hờn

=> quyết liệt, dữ dội

- Nghệ thuật đối lập:

Xiềng xích - trời đầy chim

Súng đạn - đất đầy hoa

Yêu nước, thương nhà

⇒ Nêu được sức mạnh tinh thần, tâm hồn người Việt Nam

- Động từ "ôm" (trong câu thơ: ″ ôm đất nước... ″) được hiểu giống như một tính từ: sự níu giữ, sự tin yêu vô bờ, không để ai cướp lấy.

- Nổi bật nhất đó là bốn câu thơ cuối bài ″ Súng nổ... đứng dậy sáng loà″

+ Hình thức biểu hiện: thơ sáu chữ cô đúc, rắn rỏi.

+ Biện pháp nhân hoá, hòa quyện với sự linh hoạt, nhuần nhuyễn đối với việc đưa thành ngữ ″ tức nước vỡ bờ″ vào thơ.

⇒ Tạo ra vẻ đẹp hào hùng, tráng lệ về con người VN, dân tộc VN. Đoạn thơ đã khái quát được sức vươn lên tkì diệu của dân tộc VN chúng ta.

III. Tổng kết:

Đất nước là tác phẩm thơ gây ấn tượng mạnh bởi chất chính luận và chất trữ tình đan xen tự nhiên, nhuần nhuyễn

Tác phẩm đã thành công khi khắc họa nên một tượng đài sừng sững trong thơ ca về dân tộc Việt Nam, quê hương việt nam

Hoạt động 5. Bổ sung

4. Củng cố

Đất nước, sự đóng góp đáng nể của NĐT cho nền thơ ca đất nước

5. Dặn dò

- Học thuộc lòng bài thơ

- Chuẩn bị bài mới