Giáo án Ngữ văn 12: Bác ơi! (Tố Hữu)
1. Kiến thức
Qua tiết học giúp cho học sinh nhận thấy được tình cảm của nhà thơ TH, của nhân dân VN trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc
2. Kĩ năng
Kỹ năng sáng tạo và nghiên cứu
3. Thái độ, tư tưởng
Hiểu hơn về con người HCM với đầy đủ những phẩm chất cao đẹp
B. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên
Soạn bài và chuẩn bị tài liệu để giảng dạy sách giáo khoa, sách giáo viên, Thiết kế bài học
2. Học sinh
Đọc kĩ sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài
C. Phương pháp
Đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu
D. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số lớp:.............................
2. Kiểm tra bài cũ
Hình tượng tiếng đàn trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca có ý nghĩa ẩn dụ gì?
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Đã có nhiều người làm thơ về Bác, nhưng có lẽ thơ Tố Hữu hay nhất, sâu sắc nhất, xúc động nhất là: Sáng Tháng Năm, Hồ Chí Minh, Trong Bước Chân Bác Hồ, Bác ơi... Bác Ơi ”là một bài thơ. để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc Bài thơ không chỉ là tiếng nói của trái tim nhà thơ mà còn là tiếng nói của cả dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ, anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam khi Bác vắng bóng.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
---|---|
Hoạt động 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới GV: TH có đóng góp như thế nào cho đề tài viết về Bác? GV: Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? GV: Phân bố cục bài thơ? (Theo câu hỏi sách giáo khoa) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bốn khổ thơ đầu GV: Niềm đau xót lớn lao khi Bác qua đời được bộc lộ như thế nào? (Cảnh vật? Lòng người) Cả cảnh vật và con người có gì tương đồng? GV: Hình ảnh Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? (GV gợi ý: về tình thương yêu, lý tưởng, lẽ sống... ) Nhận xét, khái quát ý GV: Nêu cảm nhận của mọi người khi Bác ra đi? Nhận xét, khái quát ý. Gọi học sinh đọc lại bài thơ, tổng hợp kiến thức để rút ra nhận xét chung. |
I. Tiểu dẫn: - Tác giả: + TH là một trong những tác giả về Bác nhiều nhất, có nhiều tác phẩm hay, sâu sắc và cảm động về Bác Hồ. + Đó là tấm lòng của mọi người Việt Nam viêt về vị lãnh tụ kính yêu của đất nước - Hoàn cảnh sáng tác: Ngày 02/9/1969, Bác Hồ ra đời, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc Việt Nam. Ở hoàn cảnh ấy, TH đã sáng tác bài thơ ″ Bác ơi″. II. Đọc – hiểu văn bản: 1.4 khổ đầu: Niềm đau xót lớn lao trước sự kiện Bác mất - Lòng người: + Xót xa, đau đớn: chạy về, lần theo lối sỏi quen thuộc, bơ vơ đứng nhìn lên thang gác. + Bàng hoàng chưa thể tin vào sự thật: ″Bác đã đi rồi sao Bác ơi″ - Cảnh vật: + Hoang vắng, lạnh lẽo và ngơ ngác (phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng... ) + Thừa thãi, cô đơn, không còn bóng dáng của Bác - Khung cảnh thiên nhiên và con người như có sự đồng điệu ″ Đời tuôn nước mắt/ trời tuôn mưa″ => Cùng khóc thương trước sự ra đi của Bác => Niềm đau xót lớn lao bao trùm cả thiên nhiên đất trời và cả lòng người. 2.6 khổ thơ tiếp: Hình tượng Bác Hồ. - Với tình yêu thương cho mọi người. - Giàu đức hy sinh. - Lối sống giản dị và khiêm tốn. ⇒ Hình tượng Bác Hồ cao cả, vĩ đại mà giản dị, gần gũi 3.3 khổ cuối: Cảm nhận của mọi người khi Người ra đi: - Người ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ bến - Lý tưởng và con đường cách mạng của Người sẽ còn mãi dẫn đường đối với thế hệ con cháu. - Yêu Bác => quyết tâm vươn lên để hoàn thành sự nghiệp cách mạng => Là tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam III. Tổng kết: - Tác phẩm là lời ca ngợi Bác, đau xót và tiếc thương khi Người ra đi. Và đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác của tác giả, cũng là của cả dân tộc VN - Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, da diết của thơ TH |
Hoạt động 5. Bổ sung
4. Củng cố
- ND và nghệ thuật của tác phẩm
5. Dặn dò
- Học thuộc lòng tác phẩm và nắm vững nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài đọc thêm: Tự do (P. Ê-luy-a).
Bài trước: Giáo án Ngữ văn 12: Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo) Bài tiếp: Giáo án Ngữ văn 12:Tự do (P.Ê-luy-a)