Giáo án: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
1. Kiến thức
Hiểu được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng
Đọc đề, tìm hiểu đề và lập dàn ý.
3. Thái độ, tư tưởng
Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan điểm đúng đắn và lên án những quan điểm sai lầm về tư tưởng, đạo lí
B. Phương tiện thực hiện
1. Giáo viên
SGK Ngữ văn 12 – tập I
SGK Ngữ văn 12 – tập I
2. Học sinh
SGK Ngữ văn 12 – tập I, vở soạn, vở ghi
C. Phương pháp
Giáo viên tổ chức giờ dạy qua việc kết hợp các phương pháp: gợi ý, cùng với các hình thức trao đổi thảo luận, giải đáp các câu hỏi.
D. Hoạt động dạy & học
1. Ổn định tổ chức lớp
Sĩ số lớp:.............
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày các thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Hoạt động trải nghiệm
Ở chương trình Ngữ văn lớp 10 và 11, chúng ta đã được tìm hiểu về thể văn nghị luận. Trong chương trình lớp 12, các em sẽ tiếp tục hoàn thiện về thể này với một đề tài nghị luận khác: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
---|---|
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Cách làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí - Thao tác 1: Hướng dẫn phân tích đề và lập dàn ý. |
I. Cách làm bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: 1. Tìm hiểu đề và lập dàn ý: - Đề bài: Anh (chị) hãy tìm câu trả lời cho câu hỏi dưới đây của tác giả Tố Hữu: ″ Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn? ″ |
+ GV: Câu nói của Tố Hữu nói lên vấn đề gì? + GV: Thế nào là ″ sống đẹp″? |
a. Tìm hiểu đề: - Vấn đề nghị luận là về lối sống đẹp của mọi người. - Để sống đẹp, con người cần xác định: + Lí tưởng sống, mục đích sống đúng đắn và cao cả, + Tâm hồn trong trẻo, tấm lòng nhân hậu + Hiểu biết mở rộng, thông suốt + Hoạt động tích cực và lương thiện |
+ GV: Với thế hệ học sinh, để trở thành người ″sống đẹp″, cần có những tố chất nào? |
- Với thế hệ học sinh muốn trở thành người ″ sống đẹp″ cần: + Với độ tuổi này, cần tập trung học tập, luôn luôn học hỏi, có cố gắng cho hoài bão, ước mơ + Không ngừng tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có tấm lòng bao dung, độ lượng |
+ GV: Cần áp dụng những hình thức lập nào để giải quyết vấn đề trên? + GV: Bài làm có thể sử dụng những tư liệu từ đâu? |
- Hình thức lập luận cần áp dụng + Giải thích ý nghĩa từ ″ sống đẹp″ + Phân tích các mặt biểu hiện của ″ sống đẹp″ + Chứng minh và bình luận: nêu những tấm gương người tốt trong cuộc sống hiện nay; nêu cách thức rèn luyện để ″ sống đẹp″; lên án lối sống "không đẹp" - Ví dụ chủ yếu từ những tư liệu thực tế, hoặc lấy dẫn chứng trong thơ văn nhưng không cần nhiều. |
+ GV: Phần mở bài phải đảm bảo những yêu cầu nào? Ta có thể mở bài bằng những cách nào? |
b. Lập dàn ý: * Mở bài: Phải bảo đảm 2 yêu cầu chính - Giới thiệu chung về đề bài - Nêu luận đề cụ thể và phải dẫn được câu thơ vào phần mở bài |
+ GV: Phần thân bài cần sắp xếp các ý chính như thế nào? |
* Thân bài: - Giải thích thế nào là lối sống đẹp? - Phân tích, chứng minh những biểu hiện của sống đẹp bằng 1 trong 2 cách: + Cách 1: Nêu ra một ví dụ điển hình cho tất cả các biểu hiện - Tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh + Cách 2: Mỗi biểu hiện quan trọng đưa ra dẫn chứng tiêu biểu khác nhau hoặc trong đời sống thường ngày mà ai cũng phải thừa nhận - như người tốt việc tốt, vượt khó, lan tỏa năng lượng tích cực trong cuộc sống - Bình luận: Khẳng định về lối sống đẹp: + Đó như mục đích, lựa chọn, biểu hiện của con người chân chính, xứng đáng là người + Dẫn chứng từ những vĩ nhân nhưng cũng có ở con người bình thường; có thể là hành động cao cả, vĩ đại, nhưng cũng thấy trong hành vi, cử chỉ thường ngày + Phần lớn thể hiện qua lối sống, hành động. - Lên án lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, nghị lực… - Liên hệ với lối sống bản thân. |
+ GV: Phần kết bài em có thể kết thúc vấn đề như thế nào? |
* Kết bài: - Khẳng định đây là chuẩn mực đạo đức, nhân cách của con người - Nhắc nhở và đưa ra lời khuyên cho mọi người về lối sống đẹp ỗi ngày |
- Thao tác 2: Hướng dẫn tìm hiểu cách làm một bài văn về tư tưởng, đạo lý. + GV: Qua cách làm bài văn vừa rồi, em hiểu thế nào là nghị luận về một tư tưởng, đạo lý? |
2. Cách làm một bài văn về tư tưởng, đạo lý: a. Đối tượng được đưa ra nghị luận: Là một tư tưởng, đạo lí |
+ GV: Nêu thứ tự các bước tiến hành khi nghị luận về một tư tưởng, đạo lí? |
b. Cách giải quyết: - Giới thiệu vấn đề đưa ra bàn luận. - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận - Phân tích, chứng minh, bình luận các biểu hiện; bác bỏ, lên án những sai lệch liên quan. - Khẳng định khái quát, nêu vai trò, liên hệ, rút ra bài học nhận thức và hành động. |
+ GV: Cách diễn đạt trong bài văn về tư tưởng đạo lý cần? |
* Diễn đạt: - Diễn đạt chính xác, mạch lạc - Có thể dùng biện pháp tu từ, biểu cảm nhưng phải ở mức độ phù hợp |
+ GV: Gọi một HS đọc phần Ghi nhớ. | |
Hoạt động 3. Hoạt động thực hành - Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1 + GV: Chủ đề mà tác giả nêu ra trong bài viết là gì? + GV: Có thể đặt tên cho văn bản là gì? + GV: Tác giả sử dụng các thao tác lập luận nào? + GV: Đánh giá về cách diễn đạt trong văn bản? |
3. LUYỆN TẬP: a. Bài tập 1: - Vấn đề về văn hóa, sự khéo léo của mỗi con người... - Chủ đề: Thế nào là người sống có văn hóa... - Tác giả sử dụng các biện pháp: Giải thích Phân tích Bình luận - Cách diễn đạt khá sinh động, hấp dẫn. + Sử dụng câu nghi vấn để gây chú ý + Sử dụng đối thoại trực tiếp để tạo gần gũi và sự thẳng thắn + Dẫn thêm thơ để gây ấn tượng tạo điểm nhấn |
- Thao tác 2: Hướng dẫn HS luyện tập Bài 2 + GV: Nhắc lại hệ thao tác đã đúc gọn: Giới – Giải – Phân – Chứng – Bình – Bác – Khẳng – Nêu; vừa phân tích thao tác vừa cho ″ MẪU″ + GV: Nêu ví dụ thao tác Giới thiệu Người ta nói, khi lạc rừng hãy nhìn sao Bắc Đẩu mà đi, do sao Bắc Đẩu chỉ cho ta đường đi đúng. Trong cuộc sống từng người, lí tưởng được ví như sao Bắc Đẩu vậy. Về điều này, nhà văn L. Tôn – xtôi đã từng nói: ″ Lí tưởng... ″ + GV: Yêu cầu HS thực hiện các phần còn lại ở nhà. |
b. Bài tập 2: - Giải thích các khái niệm: ″ lí tưởng, cuộc sống″, ý ″ lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường″: Đưa ra định hướng cho cuộc đời của thanh niên trong tương lai - Lí tưởng sống có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của người trẻ, là nhân tố chủ yếu làm nên cuộc sống con người. - Câu hỏi để nghị luận: + Vì sao cần sống có lí tưởng? + Làm gì để sống có lí tưởng? + Người sống không có lí tưởng thì hệ quả như thế nào? + Lí tưởng sống của thanh niên, học sinh ngày nay như thế nào? - Bài học rút ra cho bản thân, hoàn thiện nhân cách để sống tốt hơn, có ích hơn cho xã hội... |
Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung
Củng cố:
- Các bước thoàn thiện một bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
Dặn dò:
- Hoàn thiện bài 2
- Chuẩn bị bài mới ″ Tuyên ngôn độc lập″ – Hồ Chí Minh.
Bài trước: Giáo án: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX (Tiết 2) Bài tiếp: Giáo án Ngữ văn 12: Tuyên Ngôn Độc Lập (Hồ Chí Minh) - Phần 1: Tác giả