Soạn bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh (Soạn văn 8)
- Khi làm một bài văn thuyết minh, cần xác định rõ các ý lớn, mỗi ý cần phải viết thành một đoạn văn.
- Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ràng ý chủ đề của đoạn văn đó, tránh lẫn ý của các đoạn văn khác.
- Các ý trong một đoạn văn cần phải sắp xếp theo đúng trình tự cấu tạo của các sự vật, thứ tự nhận thức (từ tổng thể cho tới các bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa tới gần…), thứ tự diễn biến các sự việc theo trình tự chính phụ (cái chính nói trước sau đó mới nói đến cái phụ), theo thời gian trước sau.
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
1. Nhận dạng các đoạn thuyết minh
a) Đoạn văn cần trình bày theo cách diễn dịch. Câu 1 là câu chủ đề.
- Phương pháp thuyết minh: sử dụng số liệu và dẫn chứng.
b) Đoạn văn được trình bày theo lối diễn dịch.
- Phương pháp thuyết minh: liệt kê.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa viết đúng
a) Đoạn văn a:
- Thêm câu chủ đề.
- Sắp xếp từng ý theo trình tự: ruột, vỏ.
- Tách ý công dụng và cách dùng thành đoạn văn riêng.
b) Đoạn văn b:
- Viết lại câu chủ đề, tạo sự liên kết giữa các câu.
- Sắp xếp các ý theo trình tự hợp lí (Phần đế đèn=> thân đèn=> chao đèn).
II. Luyện tập
Câu 1:
Viết đoạn văn mở bài và kết bài cho đề văn: “Giới thiệu trường em”.
-Mở bài:
Ngôi trường trung học cơ sở nơi em đang học là một ngôi trường lớn thuộc một quận trong nội thành Hà Nội. Ngôi trường được thành lập từ năm 1954 với bề dày về thành tích và truyền thống giảng dạy, học tập. Ngôi trường chính là ngôi nhà thứ hai của em.
-Kết bài:
Ngôi trường em đang học là một ngôi trường rất đẹp. Có biết bao kỷ niệm buồn vui của em gắn liền với nơi đây. Chỉ còn 2 năm nữa là em hoàn thành việc học tập tại nơi này. Em tự nhủ bản thân cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để sau này ra trường em sẽ mang lại niềm tự hào cho thầy cô và nhà trường.
Câu 2:
Viết đoạn văn theo chủ đề: “ Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. ”
Gợi ý
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã hy sinh cả cuộc đời mình để mang đến độc lập, tự do cho dân tộc. Khi còn nhỏ Hồ Chí Minh có tên là Nguyễn Sinh Cung, người sinh ra tại quê ngoại Kim Liên, Nghệ An. Năm 1911, từ bến cảng Nhà Rồng người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết định lựa chọn con đường bôn ba nước ngoài để “làm quen với nền văn minh của Pháp, muốn tìm hiểu xem những gì ẩn giấu phía sau các từ ấy” và hơn hết là đi tìm con đường giải phóng dân tộc. Trải qua rất nhiều những tháng ngày cực khổ, không biết đã có bao nhiêu lần bị giam giữ trong nhà tù ở Trung Quốc người thanh niên đó vẫn luôn giữ được khí thế ung dung, tự tại và thầm mong nhân dân Việt Nam được ấm no, hạnh phúc. Hồ Chủ Tịch xứng đáng là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, một vị anh hùng giải phóng dân tộc, một vị lãnh tụ vĩ đại, một danh nhân văn hóa thế giới khiến cảtoàn thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng yêu mến, ngưỡng mộ và đầy tự hào.
Câu 3:
Theo gợi ý, em hãy viết khái quát:
Sách “Ngữ văn 8” tập 1 gồm có 17 bài học. Mỗi bài học thường có 3 phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn. Tuy nhiên, không phải bài nào cũng giống bài nào, có bài chỉ có 2 phân môn, có bài lại có thêm cả phần ôn tập hay kiểm tra. Mỗi phân môn lại có một cách trình bày thích hợp với đặc điểm riêng. Ví dụ phân môn Văn gồm có các mục: Chú thích, Văn bản, Đọc – hiểu văn bản, Luyện tập, Ghi nhớ.
Bài trước: Soạn bài: Câu nghi vấn (Soạn văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Quê hương (Soạn văn 8)