Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Câu trần thuật (Soạn văn 8)

Soạn bài: Câu trần thuật (Soạn văn 8)

- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các loại câu cầu khiến, nghi vấn, cảm thán; thường sử dụng để kể, thông báo, miêu tả, nhận định, …

- Ngoài những chức năng chính trên đây, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc… (vốn là chức năng chính của các kiểu câu khác).

- Khi viết câu trần thuật thường dùng dấu chấmđể kết câu, nhưng cũng có trường hợpcó thể kết thúc bằng dấu chấm lửng hoặc dấu chấm than.

- Đây là loại câu cơ bản và được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp.

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

- Những câu ở đoạn trích a, b, c không có các đặc điểm điển hình của loại câu cầu khiến, nghi vấn, cảm thán (về hình thức). Trừ câu “Ôi Tào Khê! ”; các câu còn lại có trong đoạn trích (d) cũng không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu trên.

a- Câu 1,2 dùng để trình bày ra suy nghĩ của người viết về truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Câu 3 nêu yêu cầu đối với người tiếp nhận (chúng ta).

b- Câu 1 sử dụng để kể và tả.

Câu 2 sử dụng để thông báo.

c- Sử dụng để tả người.

d- Câu 2 nêu nhận định, Câu 3 thể hiện tình cảm, cảm xúc.

- Kiểu câu trần thuật. Kiểu câu này sử dụng để kể, nhận định, yêu cầu, đề nghị, miêu tả, thông báo, thể hiện cảm xúc… Mà phần lớn những hoạt động giao tiếp của con người đều xoay quanh các chức năng đó.

II. Luyện tập

Câu 1:

a- Câu trần thuật: Câu 1 sử dụng để kể; câu 2,3 sử dụng để thể hiện tình cảm, cảm xúc.

b- Câu 1 là câu trần thuật, sử dụng để kể; câu 2 là câu cảm thán, sử dụng để thể hiện cảm xúc. Câu 3,4 là câu trần thuật, dùng để thể hiện cảm xúc cảm ơn.

Câu 2:

- Dịch nghĩa: Câu nghi vấn, bộc lộ sự bối rối xốn xang trước cảnh đẹp ⇒ Thể hiện cảm xúc.

- Dịch thơ: câu trần thuật, diễn đạt ý đêm trăng đẹp khiến nhà thơ xúc động mãnh liệt cho nhà thơ.

Câu 3:

a- Câu cầu khiến.

b- Câu nghi vấn

c- Câu trần thuật

⇒ đều có chức năng cầu khiến các câu b, c bộc lộ ý cầu khiến đề nghị nhã nhặn, nhẹ nhàng, lịch sự hơn câu a.

Câu 4:

Tất cả đều là câu trần thuật; sử dụng để yêu cầu người khác thực hiện một hành động nhất định và sử dụng để kể.

Câu 5:

- Cam đoan: Tôi cam đoan đây là hàng chính hãng.

- Cảm ơn: Con xin cảm ơn mẹ.

- Chúc mừng: Mình chúc các bạn luôn khỏe mạnh, học giỏi, gặp nhiều may mắn.

- Xin lỗi: con xin lỗi bố.

- Hứa hẹn: con xin hứa với cô ngày mai con sẽ đi học sớm.

Câu 6:

Lan: Cậu đã xem phim “Mắt biếc” chưa?

Thúy: Mình vừa đi xem hôm qua cùng anh tớ. Bộ phim hay thật!

Lan: Bộ phim ấy thế nào cậu? Hôm nào rảnh đi xem với tớ nhé.

Thúy: Đồng ý nhé.