Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản (trang 53 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản (trang 53 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

+ Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần dùng các phương tiện liên kết để biểu lộ quan hệ ý nghĩa của chúng.

+ Có thể dùng các phương tiện liên kết chủ yếu dưới đây để thể hiện quan hệ giữa các đoạn văn:

- Sử dụng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, chỉ từ, đại từ, những cụm từ thể hiện ý so sánh, liệt kê, đối lập, khái quát, tổng kết …

- Sử dụng câu nối.

I. TÁC DỤNG CỦA VIỆC LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

1.2 đoạn văn có sự liên hệ với nhau. Vì chúng đều có nội dung nói về ngôi trường làng Mĩ Lí.

2. a, Cụm từ “trước đó mấy hôm” có tác dụng bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho đoạn 2.

b, Với cụm từ trên, 2 đoạn văn có liên hệ với nhau một cách chặt chẽ về mặt thời gian, đoạn 2 nói đến sự việc đã xảy ra trước đoạn 1, từ đó nhấn mạnh những thay đổi trong ấn tượng về trường làng Mĩ Lí.

c, Việc liên kết đoạn trong văn bản khiến văn bản trở nên logic hơn, mạch lạc.

II. CÁCH LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

1. Sử dụng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

a, + 2 khâu đó là: tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử của tác phẩm và cảm thụ tác phẩm.

+ Từ ngữ liên kết: Bắt đầu là; Sau khâu…là khâu.

+ Phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê: trước tiên, bắt đầu, sau đó, trước hết, đầu tiên, tiếp theo, tiếp đó, bên cạnh đó, ngoài ra,…

b, + Quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn: quan hệ đối lập.

+ Từ ngữ liên kết: nhưng lần này đã khác.

+ Phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập: không giống như thế, nhưng, trái lại, trái lại với điều đó, …

c, + từ “đó” thuộc từ loại chỉ từ.

+ “Trước đó” là ngày trước ngày đầu tiên đi học.

+ Những chỉ từ, đại từ có tác dụng liên kết: thế, đây, kia, đó, này, ấy, vậy, …

d, + Mối quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn: cụ thể, chi tiết – tổng kết, khái quát.

+ Từ ngữ liên kết: Nói tóm lại.

+ Phương tiện liên kết có ý nghĩa tổng kết: chung quy lại, tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại, tổng hợp lại, …

2. Sử dụng câu nối để liên kết các đoạn văn

+ Câu liên kết: Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ à!

+ Câu này có tác dụng liên kết vì nó có tác dụng chuyển từ một nội dung này sang một nội dung khác, chuyển từ đối thoại thành lời độc thoại.

Luyện tập

Câu 1:

a, Từ ngữ liên kết: Nói như vậy.

Biểu thị quan hệ ý nghĩa giải thích. - suy luận

b, Từ ngữ liên kết: Thế mà.

Biểu thị quan hệ ý nghĩa đối lập - tương phản.

c, Từ ngữ liên kết: Cũng.

Biểu thị quan hệ ý nghĩa liệt kê tăng tiến.

Từ ngữ liên kết: Tuy nhiên.

Biểu thị quan hệ ý nghĩa đối lập - tượng phản.

Câu 2

a, Từ cần điền: Từ đó.

b, Từ cần điền: Nói tóm lại.

c, Từ cần điền: Song.

d, Từ cần điền: Thật khó trả lời.

Câu 3

Đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ quả thật là một đoạn tuyệt khéo, như lời nhà văn Vũ Ngọc Phan đã nhận định.

Thoạt đầu, chị Dậu nhẫn nhịn, van lạy vì biết mình nghèo khổ, thân phận thấp cổ bé họng. Tên cai lệ cạy quyền mà ra sức hằm hè, quát nạt và đánh đập, chị vẫn nhất mực chịu đựng.

Vậy nhưng, sau đó, khi tên cai lệ sấn sổ đến đòi trói anh Dậu, chị không thể nhẫn chịu thêm nữa. Từ gọi ông xưng cháu chị chuyển thành xưng tôi. Sau đó, cơn phẫn nộ đã lên đến đỉnh điểm, để bảo vệ người chồng đang đau yếu, chị quyết định phản kháng đến cùng. “Mày trói chồng bà đi, bà sẽ cho mày xem! ” – lời nói thách thức, mạnh mẽ, không một chút run sợ. Chị đưa mình cao hơn bọn tay sai vô nhân tính kia.

Đọc đoạn văn này mới thật hả hê làm sao!

+ Thoạt đầu, sau đó: thể hiện quan hệ ý nghĩa liệt kê.

+ Vậy nhưng: thể hiện quan hệ ý nghĩa đối lập tương phản.

Bản 2/ Soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản (siêu ngắn)

I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

Câu 1:

2 đoạn văn không có mối liên hệ gì với nhau. Vì nội dung và ý nghĩa của hai đoạn không có mối liên kết: Đoạn văn phía trên có nội dung nói về sân trường làng Mỹ Lí, đoạn văn phía sau lại nói về kỉ niệm khi nhìn thấy trường khi đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim của nhân vật tôi.

Câu 2:

a. Cụm từ “trước đó mấy hôm” có tác dụng bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian cho đoạn văn thứ hai.

b. Với cụm từ trên, 2 đoạn văn đã liên hệ với nhau một cách chặt chẽ và logic về mặt ý nghĩa, khiến cho hai đoạn có mối liên kết chặt chẽ và mạch lạc về mặt nội dung.

c. Tác dụng của việc liên kết đoạn trong văn bản: Giúp cho các đoạn trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ với nhau về mặt ý nghĩa nhằm tạo ra sự thống nhất về chủ đề trong văn bản.

II. Cách liên kết các đoạn trong văn bản

1. Sử dụng từ ngữ để liên kết các đoạn văn:

a.

- 2 khâu của quá trình cảm thụ và lĩnh hội văn học: khâu tìm hiểu và khâu cảm thụ

- Từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn trên: “bắt đầu”, “sau... là”.

- Những phương tiện liên kết có mối quan hệ liệt kê: trước tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, sau đó, tiếp đến, tiếp theo, tiếp sau, cuối cùng, sau nữa, trước hết, đầu tiên, một mật, mặt khác, một là, hai là...

b.

- Quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên: đối lập, tương phản.

- Từ liên kết trong 2 đoạn văn: “nhưng”

- Các phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa đối lập gồm: khác với, tuy vậy, nhưng, trái lại, song...

c. Chỉ từ, đại từ cũng được sử dụng làm phương tiện liên kết đoạn: Đó, đây, vậy, này, ấy, đấy...

d.

- Mối quan hệ về mặt ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên: từ cụ thể tới khái quát.

- Từ ngữ liên kết giữa 2 đoạn văn: “nói tóm lại”.

- Các phương tiện liên kết có ý nghĩa khái quát, tổng kết: nhìn chung, tổng hợp lại, tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại...

2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:

Câu liên kết giữa 2 đoạn văn: “Ấy dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy”. Câu văn này có tác dụng liên kết là câu chuyển tiếp, khép lại nội dung của đoạn 1 và mở ra nội dung đoạn 2.

Luyện tập

Câu 1:

Từ ngữ liên kết trong đoạn văn và quan hệ về mặt ý nghĩa mà chúng thể hiện:

a. nói như vậy: quan hệ giải thích, suy luận.

b. thế mà: quan hệ tương phản.

c. cũng: tăng tiến, tuy nhiên, quan hệ liệt kê: quan hệ đối lập tương phản.

Câu 2:

Điền vào chỗ trống:

a. Từ đó

b. Nói tóm lại

c. Tuy nhiên

d. Thật khó trả lời

Câu 3:

Nhận định của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan " Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ thậ là một đoạn tuyệt khéo" là một nhận định đã khẳng định được giá trị của tác phẩm “Tắt đèn”. Trước tiên, đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ, nhà văn Ngô Tất Tố đã tạo dựng được một tình huống truyện gay cấn và đầy kịch tính, tạo cho người đọc từ bất ngờ đến hồi hộp và cuối cùng là sự hả hê. Bên cạnh đó, đoạn trích cũng đã khắc họa một cách chi tiết và sâu sắc những diễn biến tâm lí của nhân vật. Chúng ta cảm thấy thương xót và khâm phục một chị Dậu: hiền lành, chịu thương chịu khó, yêu chồng thương con, nhẫn nhục, chịu đựng nhưng vẫn tiềm ẩn sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Ngược lại, căm phẫn trước một tên cai lệ: độc ác, ngang ngược và hung hãn. Cảnh đánh nhau đó còn hấp dẫn hơn, đặc sắc hơn bởi giọng văn hài hước, mỉa mai, châm biếm bọn tay sai. Tóm lại, đoạn đánh nhau của chị Dậu với tên cai lệ đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ Việt Nam hiền lành nhưng cũng rất mạnh mẽ, kiên cường dám phản kháng lại bè lũ tay sai phong kiến tàn bạo, vô nhân tính.

- Phương tiện liên kết trong đoạn văn trên: Từ ngữ có tác dụng liên kết

+ “Trước tiên”: Liệt kê

+ “Bên cạnh đó”: Quan hệ từ

+ “Ngược lại”: Biểu thị sự đối lập

+ “Tóm lại”: có ý nghĩa tổng kết