Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh (trang 140 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh (trang 140 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

+ Đề văn thuyết minh nêu ra các đối tượng để người làm bài trình bày những tri thức về chúng.

+ Để làm một bài văn thuyết minh, cần tìm hiểu rõ đối tượng cần thuyết minh, xác định phạm vi tri thức về đối tượng và các phương pháp thuyết minh phù hợp.

+ Một bài văn thuyết minh thường có bố cục gồm 3 phần: Mở bài – giới thiệu về đối tượng cần thuyết minh; Thân bài – trình bày các đặc điểm của đối tượng; Kết bài: bày tỏ thái độ với đối tượng đó.

I. ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

1. Đề văn thuyết minh

+ Các đề văn nều trên đều thuộc phạm vi đời sống xã hội, những đề tài gắn bó với người Việt Nam, với các bạn học sinh.

+ Nội dung của bài văn thuyết minh yêu cầu phải cung cấp được những tri thức cần thiết về đối tượng thuyết minh một cách khách quan và chính xác.

2. Cách làm bài văn thuyết minh

+ Đối tượng cần thuyết minh: chiếc xe đạp.

+ Mở bài (Có một thời…nhờ sức người): giới thiệu chung về chiếc xe đạp.

Thân bài (Xe đạp do có nhiều bộ phận…hoạt động thể thao): nêu ra các đặc điểm, cấu tạo, công dụng và chức năng của xe đạp.

Kết bài (đoạn còn lại): nêu lên cảm xúc, suy nghĩ về chiếc xe đạp.

+ Cấu tạo chiếc xe gồm có 3 hệ thống bộ phận chính là: hệ thống điều khiển, truyền động và chuyên chở. Các bộ phận này được giới thiệu theo trình tự đã được nêu ra. Thứ tự đó đã hợp lý vì nó bao quát được toàn bộ các bộ phận của chiếc xe đạp.

+ Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu ra định nghĩa, liệt kê, sử dụng số liệu, nêu ví dụ minh hoạt, phân tích.

Luyện tập

Câu 1:

Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

Mở bài: giới thiệu khái quát về chiếc nón lá (biểu tượng truyền thống của người phụ nữ Việt Nam).

Thân bài: thuyết minh về chiếc nón lá.

+ Lịch sử chiếc nón lá: ra đời thời điểm nào, ở đâu?

+ Hình dáng và cấu tạo của chiếc nón lá.

+ Nón lá thường được làm từ nguyên liệu gì?

+ Công dụng và ý nghĩa của chiếc nón lá trong cuộc sống hằng ngày, trong văn hóa của người dân Việt Nam.

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chiếc nón lá Việt Nam (yêu mến, tự hào và trân trọng, …).

Bản 2/ Soạn bài: Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh (siêu ngắn)

I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh

1. Đề văn thuyết minh.

Cho các đề văn và trả lời các câu hỏi.

- Phạm vi của các đề văn nêu trên: Con người, tín ngưỡng, sự vật...

→ Phạm vi rộng, đa dạng và phong phú, đề cập đến mọi khía cạnh của đời sống

- Đề văn và yêu cầu nội dung chính của bài văn thuyết minh:

+ Đề văn: Nêu các đối tượng để người làm văn trình bày các tri thức về chúng.

+ Yêu cầu nội dung: Trình bày được đặc điểm, cấu tạo, lợi ích... của đối tượng.

2. Cách làm bài văn thuyết minh

Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi:

a. Đối tượng của bài văn là: Xe đạp

b. Bố cục:

+ Mở bài (đoạn văn đầu): Giới thiệu chung về xe đạp.

+ Thân bài (tiếp theo đến “tay cầm”): Cấu tạo, các bộ phận và nguyên tắc hoạt động của chiếc xe đạp.

+ Kết bài (còn lại): Tiện ích và vai trò của xe đạp trong đời sống.

c. Bài viết trình bày cấu tạo của chiếc xe đạp:

- Xe gồm có nhiều bộ phận: Hệ thống truyền động, hệ thống chuyên chở, hệ thống điều khiển.

- Các bộ phận được trình bày theo trình tự: Cấu tạo của chiếc xe. Trình tự trình bày phù hợp, tạo sự thuận lợi để nói về cơ chế hoạt động của chiếc xe đạp.

d, Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa và phương pháp liệt kê, sử dụng số liệu, nêu ví dụ và phân tích.

Luyện tập

Bài 1:

Lập dàn ý cho đề bài: "giới thiệu về chiếc nói lá Việt Nam. "

Mở bài: giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam

Thân bài:

- Trình bày cấu tạo về chiếc nón lá

+ Hình dáng chiếc nón: kích thước, hình dáng, màu sắc

+ Nguyên liệu làm nón lá

+ Quy trình làm nón lá

+ Kể tên các địa điểm làm nón lá nổi tiếng tại Việt Nam

- Vai trò của chiếc nón lá đối với đời sống:

+ Nêu công dụng của chiếc nón lá đối với đời sống hằng ngày của con người

+ Vai trò của chiếc nón lá trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.

- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về chiếc nón lá. Định hướng phát triển biểu tượng này của nền văn hóa Việt.