Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 7 (Soạn văn 8)

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 7 (Soạn văn 8)

Đề 1:

Tuổi trẻ và tương lai của đất nước (gợi ý: trong bức thư gửi học sinh nhân dịp khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh tha thiết căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay ko, ... ở công học tập của các em. " Đề bài của Bác đã giúp em hiểu đề bài trên như thế nào? )

A. Mở bài: Dẫn dắt vào đề bằng chính lời răn dạy của Bác Hồ. Nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai đất nước.

B. Thân bài:

- Tại sao nói “Tuổi trẻ là tương lai đất nước”?

+ Tuổi trẻ bao giờ cũng có sức khoẻ dồi dào, có đủ nhiệt tình, nhiệt huyết để cống hiến cho quê hương và đất nước.

+ Tuổi trẻ không bao giờ thiếu sự sáng tạo và ước mơ.

+ Có nhiệt huyết, sự táo bạo và sẵn sàng dấn thân vào những nơi khó khăn và làm các công việc khó.

- Tuổi trẻ nước ta trong thời xưa đã cống hiến cho đất nước như thế nào? (kể về một số tấm gương tiêu biểu mà em biết, như: Nguyễn Văn Trỗi, Trạng Hiền, Lê Văn Tám, Lê Bá Khánh Trình,... ).

- Tuổi trẻ hôm nay cần phải làm gì để cống hiến cho đất nước?

+ Chăm chỉ học tập.

+ Tích cực tham gia các hoạt động xã hội.

+ Thi đua lập thành tích trong các lĩnh vực của đời sống.

+ Chủ động tiếp nhận và gánh vác các công việc của thế hệ trước.

+ Phát triển các kỹ năng sống và rèn luyện đạo đức.

...

- Tuổi trẻ cũng cần phải khắc phục các nhược điểm không có lợi cho bản thân và tương lai của đất nước (thói ỷ lại, thói ăn chơi sa đoạ, sự bồng bột... ).

C. Kết bài:

Tuổi trẻ cần phải ước mơ, phải khát được khao cống hiến. Có như vậy, cuộc sống mới trên nên có ý nghĩa.

Đề 2:

Văn học và tình thương gợi ý: chứng minh rằng văn học của dân tộc Việt Nam luôn ngợi ca những ai biết “thương người như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán lên án những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp khó khăn, hoạn nạn. )

a) Mở bài: Mối quan hệ giữa tình thương và văn học trong lịch sử văn học.

b) Thân bài:

- Tại sao văn học luôn gắn bó với tình thương?

+ Vì văn học là tâm hồn của dân tộc.

+ Một trong những vẻ đẹp nhất của tâm hồn dân tộc đó chính là tình thương yêu nhân loại.

+ Văn học là nhân học.

- Văn học và tình thương gắn bó như thế nào?

+ Văn học phản ánh nỗi đau khổ của mọi kiếp người.

+ Văn học bày tỏ sự cảm thông đối với nỗi đau của họ và khơi gợi tình thương yêu người trong mỗi tâm hồn người đọc.

+ Trân trọng vẻ đẹp trong tâm hồn của con người và đồng thuận ủng hộ ước mơ một xã hội công lí, công bằng.

+ Văn học có vai trò khơi dậy lòng trắc ẩn, khoan dung và vị tha. Dẫn chứng: Chiếc lá cuối cùng, Truyện Kiều, Chiếc lược ngà, …

+ Văn học bồi dưỡng và làm đẹp tâm hồn con người.

+ Mối tác phẩm đều chứa đựng giá trị nhân đạo

c) Kết bài: Tình yêu thương đã trở thành một phẩm chất cao quý của văn học.

Đề 3:

Hãy nói không với các loại tệ nạn (gợi ý: hãy viết một bài nghị luận để làm sáng tỏ tác hại của 1 trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải nghiêm khắc và nhanh chóng bài trừ như tiêm chích ma tuý, cờ bạc, hoặc tiếp xúc với các loại văn hoá phẩm không lành mạnh. )

a) Mở bài:

- Giới thiệu tệ nạn xã hội nào hiện đang rình rập và gây hại đến giới trẻ và tương lai của đất nước?

b) Thân bài:

- Tuổi trẻ ngày nay thường dễ mắc vào các loại tệ nạn như thế nào?

- Tác hại của các tệ nạn đối với mỗi cá nhân và xã hội?

+ Thiệt hại về vật chất.

+ Sức khỏe giảm sút: đầu óc không minh mẫn, giảm trí nhớ,….

+ Bản thân mỗi cá nhân bị suy giảm sức sản xuất.

+ Trở thành gánh nặng của xã hội.

+ Làm tăng thêm các loại tệ nạn khác.

….

- Nhận thức của giới trẻ đối với các tệ nạn xã hội ra sao?

+ Còn mơ hồ.

+ Xem thường, sống buông thả, thờ ơ...

+ Chưa có ước mơ, ý chí, khát vọng sống…

- Cần phải nhận thức vấn đề này như thế nào?

+ Đây là một trong số những con đường nhanh nhất tàn phá những điều tốt đẹp nhất của mỗi con người.

+ Cần nhận thức một cách đúng đắn, đồng thời góp ý, chỉ bảo mọi người hãy cùng nhau “Nói không với các tệ nạn xã hội”.

c) Kết bài:

Khẳng định sự nguy hiểm của các loại tệ nạn. Đồng thời khẳng định quyết tâm nói không với các loại tệ nạn.