Soạn bài: Đi bộ ngao du (Soạn văn 8)
Chia thành 3 đoạn:
- Đoạn 1 - (Từ đầu… nghỉ ngơi): đi bộ ngao du được tự do ngắm cảnh đẹp.
- Đoạn 2 - (Tiếp… làm tốt hơn): Đi bộ ngao du sẽ có dịp để trau dồi thêm kiến thức.
- Đoạn 3 - (Còn lại): Đi bộ ngao du có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và tinh thần.
Nội dung bài học
Tác phẩm đã nói lên ích lợi vô cùng to lớn của việc đi bộ. “Đi bộ ngao du” mang lại hoàn toàn sự tự do, trau dồi thêm vốn tri thức, rất tốt cho sức khỏe và tinh thần.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
3 luận điểm tương ứng với 3 đoạn của văn bản:
- Đoạn 1 - (Từ đầu… nghỉ ngơi): đi bộ ngao du có thời gian tự do thưởng ngoạn.
- Đoạn 2 - (Tiếp… làm tốt hơn): Đi bộ ngao du sẽ có dịp được trau dồi thêm vốn kiến thức.
- Đoạn 3 - (Còn lại): Đi bộ ngao du rất tốt đối với sức khỏe và tinh thần.
Câu 2:
Trật tự các luận điểm: Rất hợp với Ru-xô vì:
- Ông luôn khao khát có được tự do, suốt đời ông luôn đấu tranh vì tự do.
- Tuổi thơ của ông không được học hành đầy đủ ⇒ khát vọng học tập luôn không ngừng đeo đuổi nhà triết học.
Câu 3:
Chuyển đổi cách xưng hộ từ “ta” sang “tôi” tạo nên tính đa điệu, đa thanh, tìm sự đồng cảm nơi người đọc.
Câu 4:
Qua bài văn nghị luận, người đọc có thể tìm thấy đâu đó bóng dáng nhà văn Ru-xô. Ông là một con người rất giản dị, yêu mến thiên nhiên và quý trọng tự do.
Bài trước: Soạn bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận (Soạn văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Hội thoại (tiếp theo) (trang 92 Ngữ văn 8)