Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Tình thái từ (trang 81 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Tình thái từ (trang 81 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

+ Tình thái từ là các từ ngữ được thêm vào câu để tạo thành câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn và để bộc lộ các sắc thái tình cảm của người nói.

+ Tình thái từ gồm có 4 loại: cảm thán, nghi vấn, cầu khiến, bộc lộ sắc thái tình cảm.

+ Sử dụng tình thái từ khi viết hoặc nói cần phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

I. CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ

1. a, Bỏ đi tình thái từ thì câu sẽ không còn là câu hỏi.

b, Bỏ đi tình thái từ đi thì câu không thể hiện được sự cầu khiến.

c, Bỏ đi tình thái từ thì câu sẽ làm giảm đi sắc thái cảm xúc xót thương.

d, Bỏ đi tình thái từ thì câu sẽ bị làm mất đi sắc thái tình cảm.

2. Từ “ạ” trong câu d bộc lộ sự lễ phép, tôn trọng của người nói.

II. SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ

+ Bạn chưa về à? : hỏi người cùng độ tuổi, tình cảm rất thân thiết.

+ Thầy mệt ạ? : hỏi thầy giáo, người trên mình, sắc thái tôn trọng, lễ phép.

+ Bạn giúp tôi một tay nhé! : hỏi người cùng trang lứa, sắc thái lịch sự.

+ Bác giúp cháu một tay ạ! : hỏi người lớn tuổi hơn mình, sắc thái tôn trọng, lễ phép.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1:

+ Những trường hợp là tình thái từ: (b) - (c) - (e) - (i).

+ Những trường hợp không phải tình thái từ: (a) - (d) - (g) - (h).

Câu 2:

a, “chứ”: bộc lộ sự nghi vấn.

b, “chứ”: bộc lộ sự khẳng định.

c, “ư”: bộc lộ sự nghi vấn.

d, “nhỉ”: bộc lộ sự nghi vấn.

e, “nhé”: bộc lộ sự động viên.

g, “vậy”: bộc lộ sự tiếc nuối khi đưa ra nhận định.

h, “cơ mà”: bộc lộ sự động viên.

Câu 3:

+ “mà”: Đây là sách vở của tôi mà, sao cậu lại cầm nó.

+ “đấy”: Cuối cùng tôi cũng đã gặp được anh ta rồi đấy.

+ “chứ lị”: Quả này ngon thế chứ lị.

+ “thôi”: Thôi! Dừng ngay cái kiểu khóc sụt sùi lại đi.

+ “cơ”: Tôi rất thích con búp bê kia cơ.

+ “vậy”: Tôi không còn cách nào, đành để nó ra như thế vậy.

Câu 4:

+ Học sinh với thầy cô giáo: Cô ơi tiết sau lớp mình sẽ học bài gì ạ?

+ Bạn cùng trang lứa: Chiều nay bạn đi mua sách à?

+ Con với bố mẹ: Bố mẹ sắp về đến nhà chưa ạ?

Câu 5:

+ Miền Trung: rứa (Bạn đi mô rứa? ⇒ Bạn đi đâu đó? )

ri (Trời nắng ri! ⇒ Trời nắng vậy)

+ Miền Nam: hen (Ở đây nắng quá hen! ⇒ ở đây nắng quá nhỉ! )

Bản 2/ Soạn bài: Tình thái từ (siêu ngắn)

I. Chức năng của tình thái từ

Câu 1:

- Ví dụ (a): nếu bỏ đi từ (à) đi thì câu không còn là câu nghi vấn.

- Ví dụ (b): nếu bỏ đi từ "đi" thì câu không còn là câu cầu khiến.

- Ví dụ (c): nếu bỏ đi từ "thay" thì câu không còn là câu cảm thán.

Câu 2:

Ở ví dụ (d), từ "ạ" bộc lộ sắc thái lễ phép, kính trọng của người nói.

II. Sử dụng tình thái từ

Câu 1:

- Cậu chưa về à? (hỏi một cách thân mật, quan hệ ngang hàng)

- Thầy thấy mệt ạ? (hỏi lễ phép, kính trọng, quan hệ trên dưới theo thứ bậc xã hội và độ tuổi)

- Cậu giúp tớ một tay nhé! (cầu khiến gần gũi, thân mật, quan hệ ngang hàng)

- Chú giúp cháu một tay với ạ! (cầu khiến kính trọng, quan hệ trên dưới)

Luyện tập

Câu 1:

b. Nhanh lên nào, anh chị em ơi!

c. Làm như vậy mới đúng chứ!

e. Cứu tôi với!

i. Nó thích hát dân ca Quan Họ kia.

Câu 2:

a. Chứ: nghi vấn, điều được hỏi ít nhiều cũng đã được khẳng định

b. Chứ: nhấn mạnh điều được khẳng định, cho là không thể nào khác được.

c. Ư: hỏi với thái độ còn phân vân

d. Nhỉ: Hỏi với thái độ thân mật

e. Nhé: Dặn dò với thái độ thân mật

g. Vậy: thái độ miễn cưỡng

h. Cơ mà: thái độ thuyết phục

Câu 3:

- Nó là học sinh mà.

- Đừng có trêu nữa, nó khóc đấy!

- Tôi phải gặp lại nó chứ lị.

- Con chỉ nói cho mẹ biết thôi.

- Con thích mua áo cơ.

- Hôm nay cả nhà mình cùng ở nhà vậy.

Câu 4:

- Học sinh đối với thầy giáo hoặc cô giáo:

Thầy không đến lớp ạ?

- Bạn nam với bạn nữ cùng trang lứa:

Bạn sẽ cho tớ mượn quyển sách này chứ?

- Con nói với bố mẹ

Mẹ thấy mệt ạ?