Soạn bài: Câu cảm thán (Soạn văn 8)
- Câu cảm thán là câu có chứa các từ ngữ cảm thán như: chao ơi, chao ôi, ôi, than ôi, hỡi ơi, xiết bao, biết chừng nào, trời ơi, thay, biết bao, … sử dụng để thể hiện trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hoặc ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc câu bằng dấu chấm than.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng
- Trong các đoạn trích trên, những câu sau là câu cảm thán:
+ Hỡi ơi lão Hạc! (đoạn a)
+ Than ôi!
- Đặc điểm hình thức đã cho thấy đó là câu cảm thán: có các từ ngữ cảm thán (Hỡi ơi, than ôi) và dấu chấm than ở cuối câu.
- Câu cảm thán sử dụng để thể hiện trực tiếp cảm xúc của người nói/viết.
- Ngôn ngữ trong hợp đồng, đơn từ,... (ngôn ngữ thuộc loại văn bản hành chính công vụ) và ngôn ngữ để trình bày lời giải cho một bài toán (ngôn ngữ thuộc văn bản khoa học) là ngôn ngữ “duy lí”, ngôn ngữ của thuần túy trí tuệ và tư duy logic, nên không phù hợp với việc sử dụng các yếu tố ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc.
II. Luyện tập
Câu 1:
Các câu cảm thán là:
a- Than ôi! Lo thay! Nguy thay!
b- Hỡi cảnh núi rừng ghê gớm của ta ơi!
c- Chao ôi, có biết đâu rằng: …. của mình thôi.
Câu 2:
Những câu này đều thể hiện cảm xúc:
a- Lời than của người nông dân sống dưới chế độ phong kiến.
b- Lời than thở của người phụ nữ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.
c- Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống thực tại.
d- Sự ân hận của Dế Mèn khi gây ra cái chết thương tâm của Dế Choắt.
* Không thuộc kiểu câu cảm thán vì nó không có hình thức đặc trưng nào của loại câu cảm thán. (không chứa từ ngữ cảm thán, không có dấu chấm than ở cuối câu).
Câu 3:
- Tình mẹ cao cả và thiêng liêng biết nhường nào!
- Chao ơi! Cảnh mặt trời nhú lên sau rạng mây hồng thật đẹp biết bao! ( Đẹp thay cảnh mặt trời mới mọc. ).
Câu 4:
a. Câu nghi vấn: có chứa các từ nghi vấn (đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hử, hả, ai, gì, nào, sao, tại sao, chứ, có… không, đã… chưa, hoặc có từ “hay”), sử dụng để hỏi. Khi viết, dùng dấu chấm hỏi để kết thúc câu.
b. Câu cầu khiến: Có các từ cầu khiến (đi, thôi, hãy, chớ, đừng, nào …) hay ngữ điệu cầu khiến, sử dụng để ra lệnh, khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị, … Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than.
c. Câu cảm thán: dùng để bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc; thường có những từ ngữ cảm thán đi kèm và có dấu chấm than kết thúc câu.
Bài trước: Soạn bài: Đi đường (Tẩu lộ) (Soạn văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Câu trần thuật (Soạn văn 8)