Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Đi đường (Tẩu lộ) (Soạn văn 8)

Soạn bài: Đi đường (Tẩu lộ) (Soạn văn 8)

Chia thành 2 phần:

- 2 câu đầu: Hình ảnh con đường.

- 2 câu cuối: Tâm trạng của người đi đường.

Nội dung bài học

“Đi đường” là bài thơ được viết theo thể thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc nhưng chứa đựng ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi gian nan, vất vả đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua những gian lao chồng chất sẽ có ngày tiến tới thắng lợi vẻ vang.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Đọc hiểu phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.

Câu 2:

Kết cấu bài thơ:

+ Câu 1: khai (mở).

+ Câu 2: thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai).

+ Câu 3: chuyển (chuyển ý).

+ Câu 4: hợp (tổng hợp).

Câu 3:

Hệ thống điệp ngữ ở bản nguyên tác có tác dụng việc tạo nhịp điệu, âm hưởng một cách rõ rệt cho mạch thơ. Các chữ tẩu lộ - tẩu lộ, trùng san – trùng san – trùng san đã gợi ra cái hình ảnh trùng điệp gian nan của chặng đường dài. Bài thơ dịch không giữ được cái điệp ngữ ở câu mở đầu.

Câu 4:

-Câu thơ thứ hai: Điệp từ “trùng san” + từ “hựu”: nỗi gian lao, khó nhọc triền miên của việc đi đường (đường núi ⇒ con đường cách mạng, đường đời).

- Câu thơ cuối: Niềm vui sướng tột cùng của người đi đường khi đứng ở đỉnh cao ngắm cảnh ⇒ niềm hạnh phúc lớn lao của người chiến sĩ cách mạng khi con cách mạng đã toàn thắng.

Câu 5:

Bài thơ "Đi Đường" không phải là bài thơ tức cảnh hay tự sự mà chủ yếu là viết về suy nghĩ, triết lý nhưng không phải là triết lý lên giọng dạy đời như trong lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác Hồ trong những ngày ở tù. 4 câu thơ bình dị mà rất cô đọng, rất tiết kiệm ngôn từ và lời lẽ chặt chẽ, logic mà lại vừa tự nhiên, chân thực mà lại chứa đựng tư tưởng sâu xa.