Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Lão Hạc (48 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Lão Hạc (48 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Bố cục

- Phần 1 - từ đầu … thế này ông giáo ạ: Sự dằn vặt, day dứt của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

- Phần 2 - tiếp theo … một thêm đáng buồn: Lão Hạc thu xếp mọi việc, gửi gắm và nhờ cậy ông giáo.

- Phần 3 - còn lại: Lão Hạc ăn bả chó để tự kết liễu đời mình.

Nội dung bài học

Truyện ngắn Lão Hạc đã phản ánh một cách chân thực, cảm động số phận nghèo khổ, đau thương của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ, đồng thời cũng thể hiện những phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời, truyện còn cho chúng ta thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với những người nông dân và tài năng văn học xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong cách kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

+ Lão Hạc cảm thấy mình thật đốn mạt, lừa dối cả một con chó. Lão đau đớn, day dứt, xót thương cho số phận của con Vàng.

+ Điều đó đã chứng tỏ rằng lão Hạc là người có trái tim giàu tình yêu thương, giàu tình cảm.

Câu 2:

+ Nguyên nhân dẫn đến cái chết: Lão Hạc chết vì nếu còn sống thì ắt sẽ phải tiêu đến tiền để dành cho con và sẽ phạm vào mảnh vườn của cậu con trai.

+ Lão Hạc đang sống trong tình cảnh túng quẫn, lay lắt và khổ sở.

+ Tính cách: lão vô rất yêu thương cậu con trai, lại là người có lòng tự trọng cao, không muốn nhờ cậy và phiền hà đến người khác.

Câu 3:

Thái độ và tình cảm của ông giáo đối với lão Hạc đã có những sự thay đổi, từ khó hiểu đến thờ ơ, thấu hiểu, xót thương và cảm thấy trân trọng.

Câu 4:

Ý nghĩ của nhân vật tôi:

+ Cuộc đời này đáng buồn ở chỗ nó khiến con người ta phải sống khổ sống sở, sống lay lắt, héo mòn.

+ Nhưng ít ra, trong cuộc đời còn có những con người như lão Hạc, có phẩm chất cao quý, giàu yêu thương và tự trọng.

Câu 5:

+ Cái hay của truyện là đã diễn tả rõ nhất ở các tình huống bất ngờ (lão Hạc bán con chó Vàng và lão Hạc tự kết liễu đời mình) và cách xây dựng nhân vật.

+ Việc xây dựng tình huống bất ngờ khiến phẩm chất đạo đức của lão Hạc được làm bật nổi.

+ Nhân vật hiện lên với nét tính cách điển hình thông qua điểm nhìn từ một nhân vật khác,

+ Sử dụng ngôi kể thứ nhất có tác dụng giúp câu chuyện trở nên đáng tin cậy hơn, nhân vật kể chuyện cũng dễ dàng thể hiện cảm xúc suy nghĩ với mục đích thể hiện tư tưởng của tác giả.

Câu 6:

Ý nghĩ của nhân vật tôi “Chao ôi…. ích kỉ che lấp mất”:

+ Không thể phán xét người nào đó chỉ bằng những điều mà ta nhìn thấy bên ngoài, ta cần phải cố gắng mà tìm hiểu họ.

+ Muốn hiểu và cảm thông cho người khác, ta cũng cần phải biết bỏ đi lòng ích kỉ của riêng mình.

+ Cuộc sống hiện thực đầy nghiệt ngã này đã khiến sự cảm thông và tình yêu thương trong mỗi người bị rút cạn dần đi.

Câu 7:

Qua 2 truyện ngắn trên, người nông dân trong xã hội cũ được hiện lên:

+ Cuộc sống túng quẫn, khó khăn đến tột cùng.

+ Nhưng họ vẫn có phẩm chất tốt đẹp, giàu đức hi sinh, ngời sáng, giàu tình yêu thương, không bị tha hóa bởi cái ăn.

Bản 2/ Soạn bài: Lão Hạc (siêu ngắn)

Bố cục

Chia thành ba phần:

- Phần 1 - từ đầu…ông giáo ạ: Sự dằn vặt, day dứt của lão Hạc sau khi bán đi con Vàng.

- Phần 2 - tiếp… thêm đáng buồn: Lão Hạc gửi gắm mảnh vườn, tiền bạc cho ông giáo và nhờ ông trông nom nhà cửa.

- Phần 3 - còn lại: Cái chết của lão Hạc.

Tóm tắt

Lão Hạc là một người nông nghèo. Con trai vì không có đủ tiền cưới vợ nên phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Lão ở nhà một mình với con chó Vàng. Lão chi tiêu dè sẻn, tiết kiệm để dành tiền bòn vườn cho con trai lão. Nhưng không may, lão trải qua một trận ốm nặng và cuộc sống trở nên nghèo khó hơn đã vét cạn tiền của của lão. Lão đành phải bán đi con Vàng, người bạn lão rất yêu quý để dành dụm tiền cho con, để làm ma cho lão mà không phải phiền hà đến xóm giềng. Lão đem mảnh vườn và số tiền dành dụm được sang gửi ông giáo. Lão ăn khoai, chịu đói, ăn thứ gì chế được và từ chối nhận sự giúp đỡ từ ông giáo. Binh Tư nói chuyện với ông giáo rằng lão Hạc đã mua bả chó của hắn. Ông giáo cảm thấy bất ngờ và cảm thấy cuộc đời thật là đáng buồn. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật đau đớn và dữ dội. Ông giáo hiểu ra sự việc, cảm thấy vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.

Câu 1:

Phân tích tâm trạng của Lão Hạc xoay quanh việc bán con Vàng:

- Vui vẻ và hạnh phúc khi có cậu Vàng làm bạn

+ Trân trọng gọi con chó là cậu Vàng

+ Đối xử với con Vàng như đối xử với con cháu: cho ăn trong bát, chửi yêu, gắp thức ăn cho, cưng nựng…

- Diễn biến tâm lý của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng

+ Cố tỏ ra vui vẻ, nhưng "hai mắt ầng ậng nước", "mếu máo như trẻ con"

+ Đau đớn, dằn vặt khi trót lừa dối một con chó “đầu lão ngoẹo về một bên”, “mặt lão đột nhiên co rúm lại”,... khi ông giáo hỏi “thế nó cho bắt à? ”

+ Lão chua xót khi kể về quá trình con chó bị bắt, tưởng tượng ra vẻ mặt và lời oán trách của con Vàng với lão.

→ Lão Hạc là người lương thiện, hiền lành, sống tình nghĩa nên lão cảm thấy vô cùng đau xót, dằn vặt lương tâm khi bán đi cậu Vàng.

Câu 2:

Nguyên nhân dẫn đến cái chết của lão Hạc:

- Do tình cảnh cùng quẫn, đói nghèo

- Lão không muốn ăn phạm vào số tiền mình đã để dành cho con trai

- Lão đau đớn vì phải bán đi cậu Vàng, vì bản thân đã trót lừa một con chó - người mà xem là tri kỉ

Tình cảnh và tính cách của lão Hạc thông qua việc thu xếp, nhờ cậy ông giáo trông mảnh vườn rồi tìm đến cái chết:

- Tình cảnh: nghèo đói, nếu sống sẽ ăn phạm vào tiền của con → khốn cùng, không còn đường để lui.

- Tính cách:

+ Lão là người chu đáo và rất biết lo xa

+ Lão có lòng tự trọng cao, không muốn làm phiền đến hàng xóm láng giềng cả khi sống và khi đã chết

+ Lão xem trọng danh dự, nhân phẩm va đứa con hơn chính cả mạng sống của mình.

Câu 3:

Tình cảm và thái độ của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc:

- Thờ ơ, dửng dưng khi nghe lão Hạc bảo sẽ bán chó, vì lão nói với nhân vật “tôi” rất nhiều lần trước đó.

- Cảm thông, ái ngại, xót xa thay cho lão Hạc khi thấy lão khóc vì bán cậu Vàng

- Quan tâm, muốn sẻ chia cùng với lão Hạc khi dấu vợ ngấm ngầm giúp lão.

- Hoài nghi, thất vọng khi nghe thấy Binh Tư kể về chuyện lão xin bả chó...

- Kính trọng nhân cách cao đẹp của lão khi biết nguyên nhân cái chết của lão Hạc.

Câu 4:

- Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc đến xin hắn bả chó để bắt một con chó nhà hàng xóm hay đến thì nhún vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật... đáng buồn": “Tôi” không ngờ rằng một con người đã khóc vì phải bán một con chó lại xin bả chó để kiếm miếng ăn. Ông giáo nghĩ rằng cái khốn cùng, cái đói đã khiến nhân cách của lão Hạc bị tha hóa.

- Nhưng khi chứng kiến cái chết dữ dội của lão Hạc, “tôi” lại nghĩ: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại càng đáng buồn theo một nghĩa khác”: Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn vì nhân cách của lão Hạc vẫn còn giữ vẹn nguyên như “tôi” đã từng biết. Nhưng đáng buồn vì cái chết thương tâm của một con người tình nghĩa nhưng bị dồn tới đường cùng vì cái đói, cái nghèo.

Câu 5:

- Cái hay của truyện bộc lộ rõ nhất ở những điểm:

+ Tình huống truyện bất ngờ: Khiến cho người đọc cũng đã từng có lúc hoài nghi lão Hạc như ông giáo, để rồi vỡ òa trong sự kính trọng và thương xót.

+ Diễn biến tâm lí của nhân vật lão Hạc và ông giáo được miêu tả một cách chi tiết, bất ngờ và có chiều sâu.

+ Ngôn ngữ của truyện: ngôn ngữ cô đọng, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy suy nghĩ, đậm chất trữ tình mang cả tình cảm và tâm trạng của nhân vật.

+ Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện được kể dựa trên lời dẫn của nhân vật “tôi” người đã tham gia trong câu chuyện và chứng kiến tất cả các sự việc diễn ra. Điều này khiến cho câu chuyên thêm gần gũi, chân thật với người đọc, khiến cho câu chuyện không còn đơn điệu mà đa giọng điệu.

Câu 6:

- Đừng nhìn người khác một cách phiến diện mà hãy cố gắng tìm hiểu thế giới nội tâm, tâm hồn và bản tính của họ.

- Hãy đặt bản thân vào vị trí của họ để tìm hiểu chứ không nên nhìn bên ngoài rồi phán xét.

- Cần trân trọng, khám phá vẻ đẹp bên trong của con người và cảm thông với họ.

Câu 7:

Cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ thông truyện ngắn “Lão Hạc” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.

- Cuộc sống đói kém, nghèo khổ, lạc hậu.

- Họ bị chèn ép, bị bóc lột và sống trong bất công.

- Họ luôn giữ được nhân cách cao đẹp, phẩm chất trong sạch, giàu tình yêu thương, giàu sức mạnh và sức phản kháng tiềm tàng.