Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Quê hương (Soạn văn 8)

Soạn bài: Quê hương (Soạn văn 8)

- Hai câu đầu: Giới thiệu khái quát về làng quê.

- Sáu câu tiếp: Cảnh dân chài chèo thuyền ra khơi đánh cá.

- Tám câu tiếp: Cảnh đón thuyền cá cập bến.

- Bốn câu cuối: Nỗi nhớ biển quê hương, nhớ làng của tác giả

Nội dung bài học

Với những vần thơ bình dị mà đầy sự gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh sinh động, tươi sáng về một làng quê miền biển, trong đó nhấn mạnh hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và cảnh sinh hoạt lao động của làng chài. Bài thơ đã cho ta thấy được tình cảm quê hương trong sáng và tha thiết của nhà thơ.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

a b

Cảnh dân chài chèo thuyền ra khơi được miêu tả trong 6 câu (câu 3 - câu 8).

Cảnh đón thuyền cá về bến sau 1 ngày lao động (8 câu tiếp).

- Không gian bình yên, khoáng đãng ⇒ chuyến ra khơi đầy hứa hẹn.

- Con người: thanh niên trai tráng ⇒ khỏe mạnh và đầy khí thế.

- Hình ảnh so sánh + những động từ mạnh ⇒ làm nổi bật chiếc thuyền đầy sức sống và có khí thế phừng phừng.

- Cánh buồm đã trở thành một biểu tượng của linh hồn làng chài.

- Không khí ồn ào, tấp nập và đầy ắp niềm vui và sự sống với thành quả lao động gặt hái được.

- Hình ảnh người dân làng chài vừa độc đáo vừa chân thực (khỏe mạnh, tích cực trong lao động và gắn bó với biển).

- Hình ảnh con thuyền nghỉ ngơi sau chuyến đi biển (như đồng nhất với người dân làng chài. )

Câu 2:

Phân tích một số câu thơ có sử dụng biện pháp so sánh và ẩn dụ:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướm thân trắng bao la thâu góp gió...

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

-Hình ảnh thực: cánh buồm giương to, rướn thân trắng thâu góp gió.

-Hình ảnh cánh buồm được so sánh với mảnh hồn làng: cái vô hình, vô sắc lại được cụ thể hóa bằng một hình ảnh có hình khối, có đường nét, có màu sắc. Cảnh mang chứa hồn người, nhà thơ đã thổi linh hồn của làng chài vào cảnh. Cánh buồn vốn gần gũi, gắn bó trong cuộc sống của người dân chài lại trở thành một hình ảnh thơ đầy bay bổng, đậm tính tượng trưng.

-Hình ảnh thực: dân chài lưới có làn da rám nắng.

- Dùng biện pháp ẩn dụ biểu thị cảm nhận bằng xúc giác (vị), thứ vốn chỉ được cảm nhận bằng thị giác (thân hình).

Các câu thơ tả cảnh thuyền cá về đến bến đã toát lên vẻ mặn mòi của biển, thấm đẫm xúc cảm bâng khuâng nhớ thương của con người xa quê hương.

Câu 3:

Tình cảm của tác giả đối với làng quê: tha thiết, chân thành, đằm thắm.

Câu 4:

Đặc sắc nghệ thuật:

- Sáng tạo nên các hình ảnh của cuộc sống lao động một cách thơ mộng.

- Tạo sự liên tưởng, so sánh độc đáo, lời thơ trở nên bay bổng và đầy cảm xúc.

- Giọng thơ giản dị, mộc mạc, ngôn ngữ giàu chất biểu cảm.

- Kết hợp phương thức biểu cảm và miêu tả.

- Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong các câu.

Luyện tập

Câu 1:

Học thuộc và tập đọc diễn cảm bài thơ

Câu 2:

Sưu tầm và chép lại một số câu thơ, đoạn thơ nói về chủ đề tình cảm quê hương mà em yêu thích nhất

Gợi ý:

- “Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.

Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng

Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi?

Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!

Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ

Sông của miền Nam nước Việt thân yêu”.

(Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh)

- “Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông. ”

(Quê hương – Đỗ Trung Quân)