Soạn bài: Phương pháp thuyết minh (trang 128 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
+ Muốn có tri thức để làm bài văn thuyết minh tốt, người viết cần phải quan sát, tìm hiểu về đối tượng cần thuyết minh để nắm được đặc trưng, bản chất của đối tượng.
+ Để bài văn thuyết minh hấp dẫn, có sức thuyết phục cao, người viết cần phải kết hợp nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau vào bài viết.
I. TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
1. Quan sát, học tập và tích lũy tri thức để viết bài văn thuyết minh.
a, Các văn bản dùng các tri thức về: nông nghiệp, địa lý, lịch sử, khoa học, …
b, Muốn có được những tri thức đó cần phải quan sát, học hỏi và tích lũy.
c, Không thể có tri thức làm bài văn thuyết minh thông qua trí tưởng tượng hay suy luận.
2. Phương pháp thuyết minh.
a, + Ta thường gặp từ “là”
+ Sau từ đó là các thông tin giải thích, định nghĩa về hiện tượng, sự vật.
+ Câu văn định nghĩa, giải thích giúp người đọc dễ hình dung ra đối tượng cần thuyết minh.
b, Phương pháp liệt kê trình bày chi tiết, cụ thể, đầy đủ các đặc điểm của đối tượng.
c, + Ví dụ được sử dụng: ở Bỉ, vào năm 1987, vi phạm…500 đô la.
+ Tác dụng: tăng thêm sức thuyết phục, tin cậy cho lập luận đã đưa ra.
d, + Đoạn văn cung cấp các số liệu cụ thể về tỉ lệ phần trăm của các loại khí có trong không khí, số lượng thán khí mà cỏ hấp thụ và số lượng dưỡng khí mà cỏ sản sinh ra.
+ Nếu không có số liệu cụ thể thì không thể làm sáng tỏ được vai trò của cây cỏ trong thành phố.
e, Phương pháp so sánh có tác dụng giúp người đọc hình dung được cụ thể, rõ ràng độ rộng lớn của Thái Bình Dương.
g, Bài Huế đã trình bày các đặc điểm của Huế dựa trên các mặt: kiến trúc, thiên nhiên, ẩm thực và con người xứ Huế.
II. LUYỆN TẬP
Câu 1:
Phạm vi tìm hiểu vấn đề rất rộng: từ kinh tế, y học cho đến xã hội.
Câu 2:
Phương pháp thuyết minh được sử dụng trong bài:
+ Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh tác hại khôn lường của việc uống rượu và hút thuốc lá (Hẳn rằng người hút thuốc… người uống rượu).
+ Phương pháp phân tích, giải thích: Phân tích những chất độc hại có trong thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người (trong khói thuốc có… sút kém).
+ Phương pháp nêu ví dụ, số liệu: ngày nay đi đến các nước phát triển… người vi phạm.
Câu 3:
+ Thuyết minh đòi hỏi phải có các kiến thức khách quan, xác thực.
+ Các phương pháp thuyết minh được dùng:
- Liệt kê: kể tên việc làm của mười cô gái thanh niên xung phong.
- Phương pháp nêu ra ví dụ: “3 lần bị bom nổ vui lấp… giao thông thông suốt”.
- Phương pháp sử dụng số liệu: “Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng”.
Câu 4:
Cách phân loại như vậy là hoàn toàn hợp lý.
Bản 2/ Soạn bài: Phương pháp thuyết minh (siêu ngắn)
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh
1. Quan sát, học tập và tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh
a, Những văn bản thuyết minh vừa học (Tại sao lá cây có màu xanh lục, Con giun đấtCây dừa Bình Định, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân) dùng loại tri thức: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…
b.
- Để tích lũy những tri thức ấy, ta cần: Quan sát, tìm hiểu hiện tượng và sự vật, nắm bắt được đặc điểm, đặc trưng, bản chất của sự vật cần thuyết minh.
- Vai trò của việc học tập, quan sát, tích lũy kiến thức: Có nguồn thông tin thực tế, chính xác và hấp dẫn hơn.
c. Bằng việc tưởng tượng, suy luận không thể làm một bài văn thuyết minh tốt vì tri thức trong văn bản thuyết minh cần phải độ chính xác cao.
2. Phương pháp thuyết minh
a. Phương pháp nêu ra định nghĩa, giải thích.
Đọc các câu và trả lời các câu hỏi.
- Trong các văn bản trên, ta thường gặp các từ “là”. Sau từ đó người ta sẽ cung cấp các tri thức về bản chất, đặc trưng, đặc điểm của đối tượng.
- Vai trò, đặc điểm của loại câu văn nêu định nghĩa, giải thích trong loại văn bản thuyết minh: Cung cấp các tri thức khoa học chính xác, làm tăng thêm tính mạch lạc, logic cho văn bản.
b. Phương pháp liệt kê
Tác dụng của loại phương pháp liệt kê:
- Cho thấy được lợi ích phong phú và đa dạng của cây dừa.
- Làm rõ được: bao bì ni lông ẩn chứa rất nhiều tác hại
c. Phương pháp nêu ví dụ.
- Ví dụ: “ở Bỉ, vào năm 1987, vi phạm lần đầu tiên phạt 40 đô la, tái phạm phạt bị 500 đô la”. Ví dụ này có tác dụng làm nổi bật nội dung diễn đạt, thuyết phục người đọc, làm cho người đọc nâng cao ý thức trong chiến dịch chống nạn thuốc lá.
d. Phương pháp sử dụng số liệu (con số)
- Số liệu được cung cấp: thán khí chiếm 3%, dưỡng khí 20%, cỏ hấp thu một ngày khoảng 900 kg dưỡng khí và thải ra 600 kg dưỡng khí.
- Nếu không có con số cụ thể thì sẽ không làm sáng rõ và thuyết phục được người đọc về vai trò của cỏ trong thành phố.
e. Phương pháp so sánh
- Tác dụng của phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh trong câu văn trên có tác dụng giúp người đọc hình dung một cách cụ thể và chính xác về diện tích của biển Thái Bình Dương. Phép so sánh nhằm mục đích làm nổi bật đối tượng, khiến cho người đọc hình dung một cách dễ dàng và làm tăng thêm sức biểu đạt cho văn bản.
g. Phương pháp phân loại, phân tích.
Trong bài Huế, thành phố Huế được giới thiệu ở các phương diện: kiến trúc, địa thế sông núi, vườn tược, truyền thống đấu tranh, con người và ẩm thực.
Luyện tập
Câu 1:
- Phạm vi tìm hiểu vấn đề được biểu thị trong bài “Ôn dịch thuốc lá”: Kiến thức y học, tri thức trong đời sống xã hội, phương tiện truyền thông và tâm lí quan tâm đến cộng đồng.
Câu 2:
- Phương pháp thuyết minh nhấn mạnh tác hại của thuốc lá:
+ Phương pháp so sánh đối chiếu: so sánh tác hại của việc uống rượu và hút thuốc lá
+ Phương pháp phân tích, giải thích: Phân tích những chất độc hại có trong thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
+ Phương pháp nêu ví dụ, số liệu: ngày nay đi đến các nước phát triển… người vi phạm.
Câu 3:
- Văn bản “Ngã ba Đồng Lộc” đòi hỏi các kiến thức:
+ Kiến thức địa lí về địa điểm Ngã ba Đồng Lộc
+ Vị trí chiến lược của Ngã ba Đồng Lộc
+ Kiến thức về mười cô gái thanh niên xung phong đã làm nhiệm vụ ở đó trong kháng chiến.
+ Kiến thức về cô gái có tên là La Thị Tám.
- Các phương pháp thuyết minh được dùng trong văn bản: Liệt kê, sử dụng số liệu, nêu ví dụ.
Câu 4:
Sự phân loại của lớp trưởng như vậy là đã hợp lý, phân loại được các nguyên nhân dẫn đến việc các bạn trong lớp học yếu, từ đó đưa ra các biện pháp giúp đỡ:
- Có điều kiện học tốt nhưng vì ham chơi nên học yếu
- Gia đình khó khăn, thường xuyên bỏ học, đến lớp muộn nên học yếu.
- Tiếp thu chậm, kiến thức yếu nên học yếu.
Bài trước: Soạn bài: Câu ghép (tiếp theo) (trang 124 sgk Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Bài toán dân số (trang 131 sgk Ngữ văn 8 tập 1)