Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Nói quá (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Nói quá (trang 102 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Nói quá là biện pháp tu từ dùng để phóng đại mức độ, tính chất, quy mô của sự vật, hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng, nhấn mạnh và làm tăng sức biểu cảm.

I. NÓI QUÁ VÀ TÁC DỤNG CỦA NÓI QUÁ

1. + Nói như thế là quá mức độ sự thật.

+ đêm tháng năm chưa nằm đã sáng: vào tháng 5 đêm thường ngắn hơn ngày.

+ ngày tháng mười chưa cười đã tối: vào tháng 10 ngày thường ngắn hơn đêm.

+ mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày: người nông dân đã phải lao động vất vả mới làm ra hạt gạo.

2. Cách nói như vậy có mục đích nhấn mạnh sự việc, làm tăng sức biểu cảm cho lời nói.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1:

a, sỏi đá cũng thành cơm: vượt qua những khó khăn, cản trở sẽ hóa giải được mọi việc.

b, đi lên đến tận trời được: sức khỏe còn dẻo dai, mạnh mẽ.

c, thét ra lửa: hung dữ, làm mọi người khiếp sợ.

Câu 2:

a, chó ăn đá gà ăn sỏi.

b, bầm gan tím ruột.

c, ruột để ngoài da.

d, nở từng khúc ruột.

e, vắt chân lên cổ.

Câu 3:

+ Cô ấy đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

+ Dù phải dời núi lấp biển, tôi cũng phải làm được việc này.

+ Anh ta là kẻ có thể lấp biển vá trời.

+ Nhân dân ta mình đồng da sắt, không run sợ trước bom đạn của kẻ thù.

+ Tôi đã vắt nát óc suy nghĩ mà vẫn không tìm ra lời giải.

Câu 4:

+ Vui như mở cờ trong bụng

+ Buồn như đưa đám

+ Khỏe như trâu

+ Ăn như rồng cuốn

+ Uống như rồng leo

+ Làm như mèo mửa

+ Lớn nhanh như thổi

Câu 5:

Tôi như chết lịm trước cảnh nhiên nhiên tươi đẹp nơi đây. Núi non trùng điệp thoắt ẩn thoắt hiện trong lớp mây dày trắng mịn, giống như chốn bồng lai tiên cảnh nơi trần thế vậy. Có được tận mắt chứng kiến tôi mới thấu hiểu được tại sao người ta cứ nói được đến đây một lần dù chết cũng cam lòng.

Câu 6:

Nói quá Là biện pháp tu từ Dựa trên cơ sở sự thật Có mục đích nghệ thuật
Nói khoác Không phải biện pháp tu từ Nói hoàn toàn sai sự thật hoàn toàn Không có mục đích nghệ thuật

Bản 2/ Soạn bài: Nói quá (siêu ngắn)

I. Nói quá và tác dụng của nói quá

Câu 1:

Nói đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối và Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày là nói quá sự thật, là sự phóng đại tính chất, mức độ nội dung của các câu này:

+ Thực chất các câu tục ngữ này muốn nhấn mạnh vào sự đối lập về thời gian trong một ngày giữa 2 mùa trong năm (mùa hè- mùa đông)

+ Nỗi nhọc nhằn, vất vả của người nông dân.

Câu 2:

Cách nói như trên nhằm mục đích nhấn mạnh điều mình muốn nói và làm tăng thêm sức biểu cảm.

Luyện tập

Câu 1:

- Nói quá nhấn mạnh vào vai trò sự kiên trì, cố gắng, sức khỏe dẻo dai trong lao động.

b, "em có thể đi lên đến tận trời được"

- Nói quá với mục đích khẳng định không ngại khó, không ngại gian khổ

c, "cụ bà thét ra lửa"

- Nói quá biểu thị nhân vật bà cụ có quyền lực, có thế lực

Câu 2:

a, Chó ăn đá gà ăn sỏi

b, Bầm gan tím ruột

c, Ruột để ngoài da

d, Nở từng khúc ruột

Câu 3:

- Thúy kiều có vẻ đẹp ngiêng nước nghiêng thành

- Sơn Tinh dời núi lấp biển đánh bại Thủy Tinh

- Nữ Oa có sức mạnh lấp biển vá trời cứu chúng sinh khỏi lầm than.

- Thánh Gióng cường tráng, mình đồng da sắt, hùng dũng ra trận

- Bài toán này khó, nghĩ nát óc vẫn không giải được

Câu 4:

- Ăn như rồng cuốn

- Làm như mèo mửa

- Đẹp như tiên

- Đen như than

- Nói hay như hát.

Câu 5:

Hôm nay, Hà Nội nóng bức như đổ lửa. Thủ đô đang trong giữa mùa hè và đây là đợt nắng nóng cao điểm nhất từ đầu mùa đến giờ. Nhiệt độ cao nhất ngoài trời có thể lên tới 43 độ C. Trong thời điểm này, chúng ta nên hạn chế ra ngoài đường từ 9h sáng tới 5h chiều. Các bạn cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh để giải nhiệt, không nước nước đá vì có thể gây bệnh về họng. Ở trong phòng có điều hòa, tránh bật nhiệt độ dưới 25 độ C, dễ gây sốc nhiệt khi bạn đi ra ngoài. Thời tiết này nên đưa trẻ em và người già đến nới thoáng mát. Để sống chung với cái nóng như thiêu như đốt như Hỏa Diệm Sơn của Hà Nội chúng ta cần cố gắng thực hiện các điều trên.

- Biện pháp nói quá: nóng như đổ lửa, cái nóng như Hỏa Diệm Sơn