Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (136 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (136 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

+ Dấu ngoặc đơn sử dụng để đánh dấu phần chú thích (thuyết minh, giải thích, bổ sung thêm) trong câu.

+ Dấu hai chấm được sử dụng để đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh, giải thích cho một phần trước đó, lời dẫn trực tiếp hay là lời đối thoại.

I. DẤU NGOẶC ĐƠN

+ Dấu ngoặc đơn được sử dụng để giải thích, cung cấp thêm thông tin về các đối tượng được đề cập tới.

+ Nếu lược bỏ đi phần đó thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích không bị thay đổi.

Câu:

II. DẤU HAI CHẤM

Đoạn a: dấu hai chấm được sử dụng để đánh dấu, thông báo lời đối thoại của nhân vật.

Đoạn b: dấu hai chấm sử dụng để đánh dấu, thông báo lời dẫn trực tiếp.

Đoạn c: dấu hai chấm được sử dụng để đánh dấu, thông báo lời giải thích cho sự thay đổi.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1:

Đoạn a: đánh dấu phần thuyết minh, giải thích cho các từ, cụm từ Hán Việt.

Đoạn b: đánh dấu phần bổ sung thông tin.

Đoạn c: đánh dấu phần bổ sung thông tin.

Câu 2:

Đoạn a: đánh dấu phần giải thích cho nội dung ở trước đó.

Đoạn b: lời đối thoại.

Đoạn c: đánh dấu phần giải thích cho nội dung ở trước đó.

Câu 3:

+ Có thể lược bớt dấu hai chấm vì nó không có ảnh hưởng tới nội dung của đoạn văn.

+ Tuy nhiên không nên lược bỏ, vì dấu hai chấm đặt ở đó còn có mục đích nhấn mạnh nội dung được đưa ra, giúp người đọc có thể dễ theo dõi.

Câu 4:

+ Có thể thay thế dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn.

+ Nếu đổi dấu thì sẽ biến Động khô và Động nước trở thành dạng thông tin bổ sung chứ không còn là đối tượng cần được thuyết minh.

+ Nếu viết lại câu thành Phong Nha gồm: Động Khô và Động nước thì không thể thay thế dấu ngoặc đơn cho dấu hai chấm, vì câu sẽ không đúng cấu trúc ngữ pháp.

Câu 5:

+ Dấu ngoặc đơn đó đã bị chép sai, nó chỉ có một dấu mở ngoặc, không có dấu đóng ngoặc.

+ Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn chứ không phải là một bộ phận của câu.

Câu 6

Hiện tượng dân số thế giới đang gia tăng rất nhanh (đặc biệt là tại các nước đang phát triển, kinh tế vẫn còn nghèo nàn) đã gây ra những hậu quả mà nhân loại đang phải hứng chịu: thiếu lương thực, vấn đề việc làm, tỉ lệ nghèo đói ở mức báo động, bệnh dịch bùng phát… Nếu con người không nhanh chóng tìm biện pháp kiểm soát tốc độ gia tăng dân số thì sẽ không bao lâu nữa “mỗi con người trên trái đất này chỉ còn lại diện tích của một hạt thóc" (theo tác giả Thái An viết trong bài Bài toán dân số).

Bản 2/ Soạn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (siêu ngắn)

I. Dấu ngoặc đơn

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi.

- Dấu ngoặc đơn được sử dụng để làm gì:

a. Sử dụng để giải thích

b. Sử dụng để thuyết minh

c. Sử dụng để bổ sung thêm

- Nếu lược bớt đi phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên vẫn không thay đổi.

II. Dấu hai chấm

Tác dụng của dấu hai chấm:

a. Sử dụng để đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của Dế Choắt và Dế Mèn.

b. Sử dụng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (Thép Mới) dẫn lại lời của người xưa.

c. Sử dụng để đánh dấu phần giải thích lí do tác giả thay đổi tâm trạng trong ngày đầu tiên đi học.

Luyện tập

Dấu hai chấm để báo hiệu sự liệt kê các tính chất đẳng lập nhằm giải thích cho ý đã nói trước.

Bài 3:

- Sau từ "rằng" dấu hai chấm có mục đích: trích dẫn ra lời nói gián tiếp nhằm mục đích nhấn mạnh, trình bày thông tin.

- Có thể lược bớt dấu hai chấm sau từ “rằng” tuy nhiên phần đứng sau sẽ không được nhấn mạnh nữa.

Bài 4:

- Có thể thay thế dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Khi thay đổi dấu, ý nghĩa cơ bản của câu vẫn không thay đổi, phần trong dấu ngoặc đơn chỉ có tác dụng bổ sung thêm thông tin.

- Nếu viết lại là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì không thể dùng dấu ngoặc đơn thay thế cho dấu hai chấm được. Vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thể được xem là thuộc phần chú thích mà chính là thành phần chính, có tác dụng liệt kê.

Bài 5:

- Bạn học sinh đó chép dấu ngoặc đơn đó bị sai, vì bạn còn thiếu dấu "đóng ngoặc"

- Phần ở trên dấu ngoặc đơn không phải là một bộ phận của câu.

Bài 6:

Văn bản “Bài toán dân số” (Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại Chủ nhật) đã khiến cho chúng ta phải suy nghĩa và ý thức được trách nhiệm của mỗi một người dân trong việc hạn chế gia tăng dân số. Bởi vì, nếu dân số cứ gia tăng một cách không kiểm soát thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đất nước sẽ phải gánh chịu nhiều áp lực về: việc làm, y tế, giáo dục, thực phẩm, nước, phúc lợi xã hội... Chúng ta cần phải có ý thức trong việc kìm hãm sự gia tăng dân số để đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ cho cuộc sống của chính chúng ta.