Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Câu phủ định (Soạn văn 8)

Soạn bài: Câu phủ định (Soạn văn 8)

a- Đặc điểm hình thức:

Câu phủ định là câu có chứa các từ ngữ phủ định như: chưa, không phải (là), không, chẳng, chả, đâu có phải (là), đâu (có)…

b- Chức năng:

Câu phủ định dùng để:

- Thông báo và xác nhận không có tính chất, sự vật, quan hệ, sự việc nào đó (câu phủ định miêu tả)

- Phản bác một nhận định, một ý kiến (câu phủ định bác bỏ).

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

Câu hỏi

a. Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở các từ ngữ phủ định: chưa, không, chẳng.

b. Câu (a) sử dụng để khẳng định việc “Nam đi Huế” là đã diễn ra, còn câu (b), (c), (d) có tác dụng để phụ định sự việc đó, tức là việc “Nam đi Huế” là không diễn ra.

II. Luyện tập

Câu 1:

Câu phủ định bác bỏ:

b- “Cụ tưởng… gì đâu. ”

c. - “Không, chúng con không thấy đói nữa đâu. (Cái Tí muốn phân bua lại điều mà chị Dậu đang nghĩ: mấy đứa con mình đang đói quá. )

* Các câu “ Bằng hành động… tương lai. ” Và “Vả lại… giết thịt. ” (phủ định miêu tả)

Câu 2:

- Các câu a, b, c đều là kiểu câu phủ định nhưng có ý nghĩa khẳng định (phủ định của phủ định chính là khẳng định).

+ a. “Không phải là không” kết hợp với từ ngữ nghi vấn “ai chẳng”.

+ b. Kết hợp với một từ bất định: “không ai không”, một từ ngữ phủ định khác.

+ c. Sử dụng từ ngữ nghi vấn kết hợp với từ phủ định (ai chẳng) với mục đích khẳng định.

- Các câu không có chứa từ ngừ phủ định mà tương đương với các câu trên là:

+ Câu chuyện trên có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường nhưng có ý nghĩa.

+ Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng đã từng ăn thứ đó trong tết trung thu. Ăn nó như ăn cả mùa thu vào trong lòng, trong dạ.

+ Từng trải qua thời thơ ấu ở Hà Nội, hẳn ai cũng phải một lần nghển cổ…

- Ý nghĩa của các câu gốc nhấn mạnh hơn.

Câu 3:

- Nếu dùng từ “chưa” để thay cho từ "không" trong câu văn của nhà văn Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau: Dế Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

- Khi thay thế từ thì nghĩa của câu sẽ thay đổi:

+ Sử dụng từ phủ định “không”, nghĩa của câu được hiểu là: phủ định khả năng dậy của Dế Choắt. Sau thời điểm nói, Dế Choắt cũng không thể đứng dậy được nữa. Đây là loại câu phủ định vĩnh viễn.

+ Sử dụng từ phủ định “chưa”, nghĩa của câu này được hiểu là: phủ định khả năng dậy của Choắt tại thời điểm nói, nhưng sau thời điểm đó, Choắt vẫn vẫn còn có khả năng đứng dậy được. Đây là loại câu phủ định tạm thời.

- Trong tình trạng của Dế Choắt thì sử dụng câu của Tô Hoài hợp lí hơn.

Câu 4:

- Các câu không thuộc kiểu câu phủ định (không có chứa các từ ngữ phủ định) nhưng được sử dụng với mục đích phủ định (phủ định bác bỏ ý kiến đưa ra trước đó).

- NHững câu đã cho thể hiện ý nghĩa phản bác:

(a) Không đẹp!

(b) Không có chuyện đó!

(c) Bài thơ ấy không hay!

(d) Tôi cũng chẳng vui vẻ hơn.

Câu 5:

Không thể thay “không” cho “quên”, chưa vì:

- “Quên”: thể hiện ý nghĩa không quan tâm, không quan tâm hoặc để ý tới. Đây không phải là từ phủ định.

- “Không, chưa”: thể hiện ý nghĩa phủ định.

Nếu thay từ "chẳng" thì ý nghĩa của câu cũng sẽ có sự thay đổi, không bộc lộ rõ được lòng căm thù giặc sâu sắc, tột cùng của Trần Quốc Tuấn.

Câu 6:

Tham khảo đoạn đối thoại sau.

Gợi ý:

- Bố: Cuốn sách hôm qua con cầm để đâu?

- Con: Hôm qua con không cầm cuốn cách nào ạ.

- Bố: Rõ ràng là bố nhìn thấy con cầm mà.

-Con: Hôm qua con thấy mẹ cầm một cuốn sách để trên tủ trong phòng ăn ạ.