Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm (Soạn văn 8)

Soạn bài: Viết đoạn văn trình bày luận điểm (Soạn văn 8)

Khi trình bày các luận điểm trong văn bản nghị luận, cần chú ý:

- Thể hiện một cách rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm ngay trong câu chủ đề. Trong đoạn văn cần trình bày luận điểm, câu chủ đề thường nằm ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn văn kiểu diễn dịch) hoặc ở cuối đoạn (đối với đoạn văn kiểu quy nạp).

- Tìm đủ những luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận chặt chẽ theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.

-Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm thêm sức thuyết phục.

I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận

Câu 1:

Luận điểm trong các đoạn văn đã cho

a. Thật là nơi tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của bậc đế vương muôn đời.

Đoạn a: Viết theo kiểu quy nạp (câu chủ đề đặt ở cuối đoạn).

b. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng danh với tổ tiên ta trước đây.

Đoạn b: Viết theo kiểu diễn dịch (câu chủ đề đặt ở đầu đoạn).

Câu 2:

a. Lập luận là việc sắp đặt những luận điểm và luận cứ thành một hệ thống hợp lý, làm tăng thêm sức thuyết phục và làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận.

Luận điểm: Bản chất chó của vợ chồng Nghị Quế. (Câu chủ đề - cuối đoạn).

b. Lập luận (theo cách tương phản): đưa ra việc xem chó, yêu quý chó. Cách đối xử với người "giở giọng chó má".

⇒ Làm nổi bật luận điểm là bản chất chó má của tầng lớp địa chủ.

c. Thay đổi trật tự sắp xếp các ý khiến cho luận điểm bị mờ nhạt.

d. Khi trình bày đoạn văn, các cụm từ chuyện chó con, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, giọng chó má, chất chó đểu của giai cấp được sắp xếp cạnh nhau để làm cho lập luận thêm chặt chẽ, luận điểm được làm nổi bật, làm rõ bản chất chó má của vợ chồng Nghị Quế.

II. Luyện tập

Câu 1:

Diễn đạt thành luận điểm ngắn gọn

a- Cần tránh lối viết lan man, dài dòng khiến người đọc khó hiểu.

b- Nhà văn Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn viết trẻ.

Câu 2:

Đoạn văn trình bày luận điểm: “Tế Hanh là một người tinh lắm. ”

Các luận cứ:

+ Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thân tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật:

Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau thể hiện mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước. Nhờ vậy mà ta mới thấy hứng thú không ngừng tăng lên.

Câu 3:

a- Làm bài tập là cách để thực hành bài học lí thuyết. Nó khiến cho kiến thức lí thuyết được lĩnh hội sâu sắc hơn, bản chất hơn. Làm bài tập cũng có tác dụng giúp cho việc nhớ kiến thức thêm dễ dàng hơn. Làm bài tập chính là cách để rèn luyện kĩ năng tư duy, đặc biệt là tư duy tổng hợp, phân tích, so sánh, chứng minh… Vì vậy, học phải đi đôi với làm bài tập thì mới hiểu bài đầy đủ, vững chắc.

b- Học vẹt là học thuộc lòng nhưng có khi không hiểu hoặc hiểu lơ mơ. Học mà không hiểu thì sẽ nhanh quên và không biết cách vận dụng các kiến thức đó vào thực tế. Học vẹt vừa tốn thời gian, tốn công sức mà không mang lại hiệu quả thiết thực. Có khi nó làm giảm năng lực tư duy, suy nghĩ.

Câu 4:

- Luận điểm: “Văn giải thích cần phải viết sao cho dễ hiểu”.

- Những luận cứ và trình tự sắp xếp:

+ Văn giải thích được viết ra với mục đích làm cho người đọc hiểu rõ về một vấn đề nào đó.

+ Giải thích càng khó hiểu thì người viết sẽ càng khó có thể đạt được mục đích.

+ Ngược lại, giải thích càng ngắn gọn, dễ hiểu thì người đọc sẽ càng dễ lĩnh hội và dễ nhớ

+ Khi viết cần chú ý đến đối tượng tiếp nhận để dùng ngôn ngữ phù hợp nhất.