Soạn bài: Bài toán dân số (trang 131 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
Bố cục chia thành 3 phần:
+ Phần 1 - (từ đầu … sáng mắt ra): bài toán về dân số đã được đưa ra từ thời cổ đại.
+ Phần 2 - (tiếp … sang ô thứ 34 của bàn cờ): tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng trên thế giới
+ Phần 3 - (còn lại): lời kêu tìm kiếm lời giải cho bài toán dân số.
Nội dung bài học
Đất đai không sinh nở thêm, con người lại càng ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì tương lai con người sẽ tự hủy hại chính mình. Từ câu chuyện về một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra những con số cụ thể buộc người đọc phải suy ngẫm và liên tưởng về sự gia tăng dân số ở mức báo động của thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Văn bản chia thành 3 phần:
+ Phần 1 - (từ đầu … sáng mắt ra) – Mở bài: bài toán về dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại
+ Phần 2 - (tiếp … sang ô thứ 34 của bàn cờ) – Thân bài: tốc độ gia tăng dân số một cách nhanh chóng trên toàn thế giới
+ Phần 3 - (còn lại) – Kết bài: lời kêu gọi mọi người tìm lời giải cho bài toán dân số.
Thân bài:
Ý 1: Bài toán cổ.
Ý 2: Sự liên hệ tới tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng.
Ý 3: Tương lai đang diễn ra – sự bùng nổ dân số.
Câu 2:
+ Vấn đề chính: dân số thế giới đang gia tăng một cách chóng mặt và chúng ta cần phải có biện pháp để kìm hãm nó lại để đảm bảo duy trì cuộc sống của con người trên Trái Đất.
+ Điều khiến tác giả “sáng mắt ra” là dân số thế giới đang gia tăng một cách khủng khiếp.
Câu 3:
Câu chuyện đó chính là tiền đề, cũng chính là thực tiễn khoa học để làm đòn bẩy cho vấn đề được đề cập đến
Câu 4:
+ Mục đích: Nếu để việc sinh nở diễn ra tự nhiên thì dân số sẽ gia tăng nhanh một cách khủng khiếp.
+ Các nước thuộc khu vực Châu Phi: Tan-da-ni-a; Nê-pan; Ru-an-da; Ma-đa-gát-xca.
+ Các nước thuộc khu vực Châu Á: Ấn Độ, Việt Nam.
+ Các nước khu vực châu Phi, châu Á có tốc độ gia tăng dân số kinh khủng khiếp.
+ Dân số gia tăng nhanh sẽ dẫn tới sự trì trệ, nghèo nàn về kinh tế và xã hội.
Câu 5:
Văn bản cung cấp tri thức cụ thể và xác đáng về tốc độ gia tăng dân số trên toàn thế giới.
Nâng cao nhận thức về việc kìm hãm tốc độ gia tăng dân số.
Luyện tập
Câu 1:
+ Con đường tốt nhất để kìm hãm gia tăng dân số là tăng cường và phổ cập giáo dục.
+ Bởi giáo dục sẽ mang đến sự bình đẳng, tăng cường nhận thức cho người dân, đặc biệt là cho người phụ nữ.
Câu 2:
+ Dân số đang phát triển quá nhanh và không có kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều khó khăn về môi trường, không gian sống, vấn đề việc làm, giáo dục không kịp với tốc độ gia tăng dân số.
+ Với các nước còn nghèo nàn, lạc hậu sự gia tăng dân số sẽ gây áp lực lên kinh tế, vấn đề việc làm, từ đó dẫn đến các vấn đề về an sinh xã hội cũng không được đảm bảo.
Câu 3:
Dân số trên toàn thế giới.
- Dân số thế giới vào năm 2000: hơn 6 tỷ người.
- Dân số thế giới vào thời điểm năm 2003: 6,32 tỷ người.
- Từ năm 2000 – 2003 dân số trên toàn thế giới đã tăng thêm 241 triệu người, gấp 3 lần dân số Việt Nam ngày nay.
Bản 2/ Soạn bài: Bài toán dân số (siêu ngắn)
Bố cục
+ Phần 1 - (từ đầu … sáng mắt ra): bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại
+ Phần 2 - (tiếp … của bàn cờ): tốc độ gia tăng dân số một cách nhanh chóng trên thế giới
+ Phần 3 - (còn lại): tìm kiếm lời giải cho bài toán dân số.
Tóm tắt
Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Đó là một nhà thông thái và môt bài toán cổ, kết quả từ việc lấy một hạt thóc rồi thực hiện cấp số nhân trên 64 ô của bàn cờ, số thóc được tính ra sẽ đủ mức để bao phủ hết cả bề mặt trái đất này. Hiện nay, loài người đang che phủ ô thứ 34. Khả năng sinh sản của các phụ nữ tại châu Phi, một số nước ở châu Á đang ở mức cao. Bởi vậy, cần chung tay góp phần làm con đường đi tới ô 64 của bàn cờ dài hơn. Đó là con đường “tồn tại hay không tồn tại” của toàn loài người.
Bài 1:
- Bố cục được chia như ở bài trên.
Luận điểm phần thân bài: tốc độ gia tăng dân số một cách nhanh chóng trên toàn thế giới
+ Luận điểm 1: Từ “Đó là một câu chuyện…” đến “kinh khủng đến nhường nào! ”.
mỗi ô trên bàn cờ lúc đầu chỉ có một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng sau đó đã gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của mỗi ô trong bàn cờ là một con số thật sự khủng khiếp.
+ Luận điểm 2: Từ “Bây giờ nếu chúng ta…” đến “không quá 5%”. Tác giả đã so sánh sự gia tăng dân số cũng giống như số lượng thóc nhân lên trong các ô bàn cờ
+ Luận điểm 3: Từ “Trong thực tế…” đến “ô thứ 31 của bàn cờ”. Thực tế, mỗi người phụ nữ lại có thể đẻ rất nhiều con (lớn hơn sô 2 rất nhiều) chính vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 đến 2 con là rất khó thực hiện.
Bài 2:
- Vấn đề chính mà tác giả muốn nêu ra trong văn bản này là:
Đất đai không sinh thêm trong khi dân số thế giới lại đang gia tăng với cấp số nhân. Vì vậy, cần hạn chế tốc độ gia tăng dân số, nếu không con người sẽ tự làm hại chính mình.
- Tác giả “sáng mắt” ra từ câu chuyện về bài toán cổ kén rể của nhà thông thái trong thời cổ đại.
Bài 3:
Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có ý nghĩa và vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nhắc tới:
- Cho người đọc dễ hình dung ra tốc độ gia tăng dân số nhan khủng khiếp.
- Tạo nên sự hấp dẫn và kích thích trí tò mò cho người đọc.
Bài 4:
- Việc đưa ra các con số về tỉ lệ sinh sản của phụ nữ ở một số nước theo thông báo từ hội nghị Cai-rô có mục đích:
+ Thực tế, phụ nữ có thể sinh đẻ nhiều hơn 2 con.
+ Các nước kém phát triển thường có tỉ lệ sinh đẻ cao.
- Các nước châu Phi: Ru-an-da; Tan-da-ni-a; Nê-pan; Ma-đa-gát-xca. Các nước châu Á như: Việt Nam và Ấn Độ. 2 châu lục này có nền kinh tế còn chậm phát triển, đặc biệt là các nước châu Phi còn kém phát triển về mọi mặt. Tuy nhiên tỉ lệ sinh đẻ tại đây lại ở mức cao. Do đó, có thể thấy rằng, tốc độ phát triển kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ gia tăng dân số.
Bài 5:
Văn bản này đã mang lại những hiểu biết:
- Tốc độ phát triển kinh tế xã hội phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ gia tăng dân số.
- Tốc độ gia tăng dân số tại Việt Nam hiện đang ở mức cao, cần phải tìm ra giải pháp hạn chế kịp thời.
Luyện tập
Bài 1:
Con đường tốt nhất để hạn chế tốc độ gia tăng dân số là: đẩy mạnh giáo dục kế hoạch sinh sản cho phụ nữ. Bởi vì sinh đẻ là quyền của người phụ nữ, do đó cần có biện pháp tác động đến ý thức bảo vệ, phát triển cuộc sống của bản thân và xã hội cho người phụ nữ.
Bài 2:
- Dân số gia tăng có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với tương lai của nhân loại, nhất là đối với các quốc gia còn nghèo nàn, lạc hậu vì:
+ Dân số tăng trong khi diện tích đất không tăng mà ngược lại còn thu hẹp.
+ Dân số phát triển quá nhanh sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội như: thực phẩm, nguồn nước có giới hạn, áp lực về việc làm, giáo dục, dịch vụ y tế, phúc lợi...
+ Các nước còn nghèo nàn và lạc hậu lại càng thêm nghèo nàn lạc hậu hơn nữa, vì giáo dục hạn chế phát triển.
Bài 3:
- Dân số thế giới tại thời điểm năm 2000: 6.080.141.683 người.
- Dân số thế giới tại thời điểm 30-9-2003: 6.320.815.650 người.
- Từ năm 2000 đến 30-9-2003 số người trên toàn thế giới đã tăng thêm 241.673.967 người, gấp 3 lần số dân Việt Nam hiện nay.
Bài trước: Soạn bài: Phương pháp thuyết minh (trang 128 sgk Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm (136 sgk Ngữ văn 8 tập 1)