Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Hai chữ nước nhà (trang 162 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Hai chữ nước nhà (trang 162 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Đoạn trích dựa trên một câu chuyện lịch sử để khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào. Bài thơ bộc lộ cảm xúc sâu đậm, mãnh liệt với non sông với đất nước thông qua việc lựa chọn thể thơ thích hợp, giọng điệu trữ tình thống thiết.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

+ Giọng điệu thống thiết, bi thương, lâm li.

+ Thể thơ song thất lục bát (thường sử dụng cho ngâm khúc) thích hợp với việc dãi bày cảm xúc, tâm trạng cuộn dâng của bài thơ.

Câu 2:

+ tám câu thơ đầu: hoàn cảnh đất nước rối ren và bối cảnh chia li.

+ hai mươi câu tiếp: lời giãi bày và nhắn nhủ của người cha với con về tình cảnh nước nhà.

+ tám câu cuối: lời dặn dò, giao phó trọng trách cho con.

Câu 3:

+ Bối cảnh không gian: mây sầu, vùng ải Bắc, hổ thét, gió thảm, chim kêu, … càng gợi lên nỗi buồn đau.

+ Hoàn cảnh éo le và tâm trạng: người cha bị áp giải sang Tàu, một đi không trở lại, con muốn theo nhưng vẫn còn thù nước nợ nhà, nên người cha đành khuyên con ở lại.

→ Lời khuyên của người cha khi đó như những lời trăng trối sứ mệnh thiêng liêng, chuyện cá nhân, gia đình trở thành chuyện của dân tộc, non sông đất nước.

Câu 4:

+ Tình yêu đất nước thể hiện qua: lòng tự hào, tự tôn về truyền thống anh hùng của dân tộc; nỗi căm phẫn tột cùng trước tội ác tàn bạo của quân thù xâm chiếm đất nước và nỗi đau quê hương bị xâm chiếm.

+ Sức gợi của đoạn thơ: biện pháp ẩn dụ đặc sắc, hình ảnh gợi cảm, gợi hình, ngôn ngữ trang trọng và chân thành, giọng điệu bi thương, thống thiết.

Câu 5:

Với mục đích để người con thấy được vai trò lớn lao của mình, khắc cốt ghi tâm mối thù nước, nợ nhà mà quyết tâm thực hiện sứ mệnh còn dang dở.

Luyện tập

+ Hình ảnh, từ ngữ có tính sáo mòn, ước lệ: tầm tã châu rơi, xương rừng máu sông, mây sầu ảm đạm, gió thảm đìu hiu, thảm vong quốc, lấy ai độ tế đàn sau, bờ cõi phân mao.

+ Chúng vẫn có sức biểu cảm và truyền cảm rất mạnh mẽ là bởi vì cách xây dựng tình huống và giọng điệu chân thành, thống thiết.

Bản 2/ Soạn bài: Hai chữ nước nhà (siêu ngắn)

Câu 1:

- Giọng điệu của bài thơ: Giọng điệu thống thiết, sầu thảm, bi thương...

- Thể thơ Song thất lục bát có tác dụng: 2 câu 7 chữ chủ yếu dùng thanh trắc để diễn tả nỗi đau khắc khoải, sự căm phẫn kẻ thù đến cùng cực, tinh thần chống giặc mạnh mẽ... 2 câu lục bát với đặc trưng âm điệu dư ba, gợi tả được nỗi buồn sâu thẳm, xoáy sâu như lời than thở đầy nhức nhối.

Câu 2:

Bố cục:

- 8 câu thơ đầu: hoàn cảnh nước nhà và tâm trạng chia li.

- 20 câu tiếp: lời căn dặn của người cha.

- Còn lại: giao phó trọng trách lớn lao với non sông đất nước.

Câu 3:

Tìm và phân tích các chi tiết nghệ thuật biểu hiện:

- Bối cảnh không gian: cõi giời Nam, chốn ải Bắc, bốn bề hỏ thét chim kêu

+ Đứng ở ải Bắc, không gian hai cha con chia li, một người con nước Nam sắp phải chia xa đất tổ.

+ Nhìn lại cõi trời Nam đìu hiu mà lòng đầy lưu luyến, đau buồn

+ Không gian hổ thét chim kêu cũng chính là hiện thực hoang tàn, sầu thảm của đất nước, cũng là bộc lộ nỗi lo lắng trước vận mệnh đất nước của tác giả.

- Hoàn cảnh éo le và tâm trạng lúc chia li của 2 nhân vật cha, con:

+ Cha phải chịu cảnh lưu đày, không hẹn ngày quay về. Con theo cha để làm tròn đạo hiếu

+ Người cha khuyên con nên trở về để đền nợ nước, trả thù nhà.

+ Tâm trạng: Đau đớn đến tột cùng, vì phụ tử cách biệt và cảnh vì nước mất nhà tan.

- Trong bối cảnh không gian và tâm trạng đó, lời khuyên của người cha lại càng có ý nghĩa sâu sắc:

+ Lời dặn dò, khuyên răn có ý nghĩa như một lời trăng trối.

+ Nó xúc động, thiêng liêng, khiến người con luôn khắc cốt ghi tâm, khiến người dân càng thêm sôi sục quyết tâm bảo vệ đất nước.

Câu 4:

Phân tích đoạn thơ thứ 2.

- Tâm sự yêu nước của tác giả được bộc lộ qua những tình cảm: lòng tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, anh hùng, tinh thần yêu nước mạnh mẽ của dân tộc; căm phẫn trước tội ác tày trời của kẻ thù; nỗi đau khi chứng kiến cảnh quê hương bị tàn phá; khắc cốt ghi tâm công lao của ông cha; xót xa cho thân phận bất đắc chí không thể cứu đất nước.

- Sức gợi cảm của đoạn thơ:

+ Cách thể hiện cảm xúc của tác giả: Sử dụng biện pháp nhân hóa; các hình ảnh ước lệ gợi cảm, gợi hình; sự dụng các thán từ, câu cảm thán để thể hiện cảm xúc mãnh liệt...

+ Bối cảnh tâm trạng của con người đương thời vào đầu những năm 20 của thế kỉ XX: Bối cảnh nước nhà lầm than, bọn giặc xâm lược hoành hành, quan lại trong nước đớn hèn, nhũng nhiễu, các nhà Nho yêu nước bất đắc chí đành phải ngậm ngùi tiếc thương cho đất nước mà không làm được gì.

Câu 5:

Trong phần cuối của đoạn thơ người cha nói tới cái thế bất lực của mình với mục đích: hun đúc, kích thích ý chí căm thù giặc, lòng yêu nước từ đó khơi dậy được quyết tâm thay cha gánh vác việc nước, đất nước.

Luyện tập

- Trong bài thơ "Hai chữ nước nhà", Trần Tuấn Khải đã dùng những hình ảnh và từ ngữ có tính ước lệ, sáo mòn nhưng vẫn chứa đựng sức truyền cảm mạnh mẽ. Ví dụ: “Ải Bắc, hỗ thét, chim kêu, mây sầu, gió thảm, hạt máu nóng, hồn nước, Hồng lạc vong quốc... ”.

- Bài thơ đề cập tới thời kì lịch sử tang thương, cảnh nước mất nhà tan, lại đặt trong bối cảnh cụ thể là cuộc chia ly giữa hai cha con không hẹn ngày gặp lại do đó đây là những cảm xúc mãnh liệt và chân thành vừa gợi tả được tâm trạng khắc khoải, đau thương của các nhân vật lịch sử.