Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (trang 147 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
+ 2 câu đề: Khẳng định tinh thần bất khuất phi thường
+ 2 câu thực: chiêm nghiệm về cuộc đời đầy sóng gió
+ 2 câu luận: Hình tượng bậc anh tài có chí khí, có tài năng
+ 2 câu kết: sự vững lòng, bền chí của anh hùng
Nội dung bài học
Bằng giọng điệu hào hùng có sự lôi cuốn mạnh mẽ, tác phẩm đã thể hiện phong thái đường hoàng, ung dung và phí khách kiên cường, bất khuất vượt lên trên hoàn cảnh tù ngục đầy khốc liệt của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
+ “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu”: bản lĩnh anh hùng của người chí sĩ yêu nước trước sau như một, điệp từ vẫn đã khẳng định điều bất biến.
+ “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”: thái độ ngang tàng, sự bình tĩnh, nhà tù chỉ là nơi nghỉ chân, không thể làm nhụt chí của người anh hùng.
Câu 2:
+ Giọng thơ có thoáng nét buồn, cô độc, chuyển sang suy tư.
+ Lời tâm sự bộc lộ nỗi trăn trở ưu tư trước thực tế cuộc sống cảnh lao tù, khi con đường cách mạng bị gián đoạn.
Câu 3:
+ Nói quá: “bủa tay ôm chặt” – “mở miệng cười tan”: làm nổi bật khẩu khí
+ Thể hiện tinh thần bất khuất, lạc quan, quyết tâm sắt đá của người chí sĩ cách mạng.
Câu 4:
+ Điệp từ “còn” biểu thị niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng.
+ Khẳng định mọi thách thức đều chỉ là tạm thời, là thoáng qua, tương lai nhất định sẽ rất rạng rỡ.
Luyện tập
Bài thơ được viết theo thể thơ: thất ngôn bát cú.
Bản 2/ Soạn bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (siêu ngắn)
Bố cục
- 2 câu đề: khí phách bất khuất, ngang tàng của nhà chí sĩ khi rơi vào cảnh tù ngục.
- 2 câu thực: tâm sự về cuộc đời đầy sóng gió.
- 2 câu luận: hình tượng người anh hùng.
Câu 1:
Phong thái và khí phách của chí sĩ khi rơi vào cảnh tù ngục qua câu 1 và câu 2:
- Phong thái lạc quan, hiên ngang: Dù phải chịu cảnh tù ngục nhưng tác giả vẫn khẳng định, bản thân vẫn là “hào kiệt”, “phong lưu”
- Khí phách kiên cường, ngạo nghễ: xem việc ngồi trong tù chỉ là nơi dừng chân khi mỏi mệt, rồi sẽ tiếp tục tung hoành, chứ nhà tù không thể giam giữ được tinh thần và ý chí mạnh mẽ của nhà thơ.
Câu 2:
- Sự thay đổi giọng điệu câu ở 3-4 so với câu 1-2: âm hưởng suy tư, trầm lắng, giọng điệu trầm xuống, không còn sự hào sảng và lạc quan như ở các câu trên. Vì: ngẫm lại chặng đường cách mạng của bản thân mình, suy nghĩ về con đường cứu nước đang dang dở vì phải ở tù.
- Lời tâm sự muốn thể hiện:
+ Cuộc đời dành trọng cho cách mạng. Con đường cứu nước phiêu bạt, gian lao, hiểm nguy làm “khách không nhà”, “người có tội”
+ Hình tượng “người có tội” đó dược hiện lên một cách kì vĩ, cao đẹp giữa “năm châu”, “bốn bể".
Câu 3:
- Cặp câu 5-6 có ý nghĩa: Khát khao trị nước cứu đời, muốn khiến cho thiên hạ thái bình, sống trong sự an vui “tan cuộc oán thù”.
- Lối nói khoa trương có mục đích: Cho thấy khẩu khí của người anh hùng, ước vọng cao đẹp của người chí sỹ cách mạng yêu nước.
Câu 4:
Cảm nhận về hai câu thơ cuối: 2 câu thơ cuối đã khẳng định rõ khí phách hiên ngang, ý chí bền bỉ của bậc hào kiệt.
- Từ “còn” thể hiện niềm tin sắt đá rằng con đường cách mạng vẫn còn tiếp diễn.
- “bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”: lòng dũng cảm và tinh thần lạc quan của người anh hùng.
Luyện tập
- Bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông" cảm tác được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
+ Chữ thứ 2 của câu 1 là chữ “là” có thanh bằng, như vậy có thể kết luận bài thơ này được viết theo luật bằng.
+ Chữ “lưu” ở cuối câu 1 thuộc thanh bằng, sử dụng để gieo vần. Đây là căn cứ xác định bài thơ có vần bằng. Toàn bộ bài thơ có năm chữ gieo vần bằng: “lưu – tù – châu – thù – đâu”.
Bài trước: Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 3 (trang 146 sgk Ngữ văn 8 tập 1) Bài tiếp: Soạn bài: Đập đá ở Côn Lôn (trang 150 sgk Ngữ văn 8 tạp 1)