Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (trang 117 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (trang 117 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

+ Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản được dùng phổ biến trong mọi lĩnh vực đời sống với mục đích cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng bằng phương thức giới thiệu, trình bày, giải thích.

+ Tri thức trong văn bản thuyết minh cần khách quan, xác thực, có ích cho con người.

+ Văn bản thuyết minh cần được trình bày một cách rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn.

Hướng dẫn soạn bài

Câu

I. VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

1. Văn bản thuyết minh đối với đời sống con người

+ (a): giới thiệu về vai trò và giá trị của cây dừa trong đời sống người dân Bình Định.

(b): giải thích tại sao lá cây lại có màu xanh lục.

(c): giới thiệu về các nét đặc sắc của Huế.

+ Các loại văn bản này thường xuất hiện trên báo điện tử, báo chí, trong sách (sách giáo khoa, tài liệu du lịch, sách tri thức về đời sống,... ).

+ Một vài văn bản cùng loại: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000, Động Phong Nha, Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử, …

2. Đặc điểm chung của văn bản thuyết minh

a, Các văn bản trên không thể được xem là một văn bản tự sự hay miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Vì mục đích chính của các văn bản này là cung cấp thông tin, tri thức cho người đọc. Chúng không có mục đích kể, tả, bình luận hay bày tỏ cảm xúc.

b, Các văn bản trên đều có tác dụng cung cấp tri thức thực tiễn về hiện tượng sự vật có trong đời sống cho con người.

c, Phương thức thuyết minh: giới thiệu, trình bày, giải thích.

d, Ngôn ngữ của chúng gãy gọn, hàm súc, khách quan, chặt chẽ.

II. LUYỆN TẬP

Câu 1:

a, Văn bản này là một văn bản thuyết minh vì nó nội dung giới thiệu về cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân.

b, Văn bản này là một văn bản thuyết minh vì nó giới thiệu và cung cấp các thông tin khoa học về loài giun đất.

Câu 2:

“Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” thuộc kiểu văn bản thuyết minh.

Phần nội dung thuyết minh trong văn bản có tác dụng cung cấp cho con người tri thức về tác hại khủng khiếp của việc sử dụng bao bì ni lông một cách bừa bãi.

Câu 3:

Các văn bản khác cũng cần có yếu tố thuyết minh, vì nó giúp cho đối tượng được miêu tả, nghị luận, kể hay biểu cảm được thể hiện một cách rõ ràng hơn, hấp dẫn hơn.

Bản 2/ Soạn bài: Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh (siêu ngắn)

I. Vai trò và đặc điểm chung của loại văn bản thuyết minh

1. Văn bản thuyết minh đối với đời sống con người

a. Văn bản “Cây dừa Bình Định”: Trình bày các đặc điểm của cây dừa Bình Định, nói về các lợi ích của cây dừa.

b. Văn bản “Tại sao cây lại có màu xanh lục. ”: Giải thích về tác dụng của chất diệp lục có trong lá cây khiến lá có màu xanh.

c. Văn bản “Huế”: Giới thiệu Huế như là một trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của đất nước Việt Nam. Bài viết nêu lên các đặc điểm tiêu biểu của Huế.

- Chúng ta thường gặp những loại văn bản này ở trang mạng, sách, báo,...

- Một số văn bản cùng loại:

+ Một thức quà của lúa non-Cốm

+ Ôn dịch thuốc lá

+ Nhã nhạc cung đình Huế

2. Đặc điểm chung của loại văn bản thuyết minh

a. Các văn bản trên không thể được coi là văn bản tự sự (hay nghị luận, miêu tả, biểu cảm) được, bởi vì:

+ Chúng không có mục đích kể lại nhân vật, sự việc, diễn biến, hành động.

+ Không có mục đích xây dựng hình tượng nghệ thuật mà có mục đích cung cấp đặc điểm, thông tin của sự vật, mang tính chất khoa học thông dụng.

b. Các văn bản trên cung cấp thông tin và kiến thức về sự vật, hiện tượng khách quan và khoa học nên được sắp xếp thành một loại riêng

c. Các văn bản trên trình bày đối tượng bằng cách giới thiệu, trình bày, giải thích.

d. Đặc điểm ngôn ngữ của những văn bản trên: phong cách ngôn ngữ lĩnh vực khoa học.

Luyện tập

Câu 1:

a. “Khởi nghĩa Nông Văn Vân”: thuộc loại văn bản thuyết minh vì nó cung cấp các kiến thức lịch sử.

b. “Con giun đất”. thuộc loại văn bản thuyết minh vì nó cung cấp các kiến thức trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Câu 2:

Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000: Văn bản thuyết minh. Đưa yếu tố thuyết minh vào trong văn bản, tác giả đã khiến cho những kiến nghị mà văn bản đề xuất ra có tính thuyết phục cao hơn.

Câu 3:

Các văn loại bản khác như tự sự, nghị luận, biểu cảm có lúc cần phải có yếu tố thuyết minh để làm cho nội dung văn bản thêm khoa học, chính xác và sâu sắc thêm.