Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Thuế máu (Soạn văn 8)

Soạn bài: Thuế máu (Soạn văn 8)

Bố cục

Chia thành 3 phần:

-Phần 1: Chiến tranh và người bản xứ.

-Phần 2: Chế độ lính tình nguyện.

-Phần 3: Kết quả của sự hy sinh.

Nội dung bài học

Chính quyền thực dân đã biến người dân ở các xứ thuộc địa thành vật công cụ để đạt được lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự thực này bằng các tư liệu xác thực, phong phú, thông qua ngòi bút trào phúng sắc sảo. Đoạn trích “Thuế máu” có rất nhiều hình ảnh có tính giá trị biểu cảm cao, có giọng điệu vừa đanh thép lại vừa châm biếm, mỉa mai chua chát.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Về cách đặt tên chương và tên các phần của tác giả.

- Văn bản được đặt tên nhan đề là thuế máu, trùng với tên chương 1. Cách đặt tên chương như vậy đã vạch trần tính chất dã man, tàn ác của một loại thuế đặc biệt mà chính quyền thực dân Pháp đã áp lên người dân thuộc địa: Thuế máu.

- Tên các phần trong văn bản cũng đã phần nào tố cáo bộ mặt tàn ác của thực dân Pháp:

+ Phần 1 chỉ ra rõ ra sự giả nhân giả nghĩa của chế độ thực dân bắt ép người dân nước thuộc địa làm bia đỡ đạn và chết thay cho bọn tướng tá thực dân.

+ Phần 2 tố cáo cái gọi là chế độ lính tình nguyện mà chế độ thực dân ép lên người dân thuộc địa.

+ Phần 3 nói về kết quả của sự hi sinh, đồng thời vạch trần những lời lẽ lừa dối, giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân thống trị.

Câu 2:

a. Thái độ của những tên quan cai trị thực dân đối với người dân thuộc địa:

- Trước chiến tranh, người dân thuộc địa chỉ được xem là những kẻ “bẩn thỉu”, giỏi lắm thì chỉ là phu kéo xe và ăn đòn.

- Khi cuộc chiến tranh nổ ra, lập tức họ được tung hô trở thành những đứa con yêu, những người bạn hiền hay “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”.

→ Cho thấy thủ đoạn lừa dối bị ổi của bọn thực dân.

b) Số phận bi thương của người dân thuộc địa trong những cuộc chiến tranh phi nghĩa:

- Họ phải xa quê hương, phải phơi thây trên các bãi chiến trường.

- Lấy máu mình tưới lên vòng nguyệt quế của chỉ huy.

- Lấy xương trắng chạm lên gậy của các ngài thống chế.

- Những người dân ở hậu phương phải phục vụ chiến tranh đến kiệt sức và chết.

Câu 3:

a. Các mánh khóe, thủ đoạn bắt lính của bọn thực dân:

- Tiến hành vây ráp, bắt giam và cưỡng bức người dân phải đi lính.

- Lợi dụng chuyện bắt lính để thừa cơ tham nhũng.

- Bắt con nhà nghèo và tống tiền con nhà giàu.

- Rêu rao là người dân tình nguyện đi lính, “tập nập đầu quân”.

b. Chiêu bài “tình nguyện” hay chính là những trò lừa bịp của chính quyền thực dân. Thực chất người dân chưa bao giờ tình nguyện như lời lẽ lừa bịp mà bọn cầm quyền nói. Ngược lại, người dân nước thuộc địa luôn tìm đủ mọi cách để không phải bị bắt đi lính. Họ bị bắt, bị xích tay điệu về tỉnh lị; họ bị nhốt rồi sau đó bị áp tải xuống tàu, họ biểu tình, bạo động.

Câu 4:

Kết quả của sự hi sinh của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh thảm khoc:

- Người bản xứ trở lại “giống người bẩn thỉu”, “giống người hèn hạ”.

- Họ bị tước đoạt hết tất cả tài sản, bị đánh đập một cách vô cớ, bị đối xử như đối xử với súc vật.

- Họ trở về trị trí hèn hạ như ban đầu và không được hưởng một chút chính nghĩa và công lí nào.

Câu 5:

Nhận xét về trình tự bố cục của các phần trong chương, về nghệ thuật đả kích, châm biếm, sắc sảo, tài tình của tác giả.

a. Ba phần của chương Thuế máu được chia bố cục theo trật tự thời gian: trước, trong và sau khi cuộc chiến tranh thế giới 1914 – 1918 nổ ra. Với cách sắp xếp như vậy đã làm lộ rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa trơ trẽn, bản thuế máu được phơi bày một cách toàn diện, triệt để đồng thời thể hiện tình cảnh vô cùng đáng thương của người dân thuộc địa.

b. Nghệ thuật đả kích, châm biếm sắc sảo, tài tình của tác giả được thể hiện chủ yếu thông qua các phương diện sau:

-Xây dựng một hệ thống hình ảnh giàu tình cảm, sinh động và có sức mạnh tố cáo.

- Giọng điệu trào phúng đặc sắc.

Câu 6:

Nhận xét về yếu tố biểu cảm có trong đoạn trích.

- Các hình ảnh được xây dựng có tính chất biểu cảm cao, đã làm nổi bật số phận đáng thương của người dân thuộc địa và sự xấu xa, bỉ ổi của bọn thực dân cầm quyền.

- Thể hiện trong thái độ châm biếm, mỉa mai, đả kích kẻ thù.

- Giọng điệu của tác phẩm cũng chính là giọng điệu của sự căm phẫn và niềm xót thương.

- Yếu tố biểu cảm đã giúp cho bài văn tăng thêm sức tố cáo mạnh mẽ, thuyết phục.