Soạn bài: Ông Giuốc - Đanh mặc lễ phục (Soạn văn 8)
Bố cục chia thành 2 cảnh
- Cảnh 1: Ông Giuốc đanh và bác phó may
- Cảnh 2: Ông Giuốc đanh và tay thợ phụ.
Nội dung bài học
“Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục”, là một lớp kịch trong vở “Trưởng giả học làm sang” của tác giả Mô-li-e, được xây dựng vô cùng sinh động, khắc họa tài tình tính cách đua đòi, lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, mang lại tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
Lớp kịch này được chia thành 2 cảnh:
- Ông Giuốc-Đanh và bác phó may.
- Ông Giuốc-Đanh và thợ phụ.
Cảnh trước trên sân khấu xuất hiện 4 nhân vật là ông Giuốc đanh, một gia nhân, bác phó may và anh thợ phụ giúp ông Giuốc đanh mặc lễ phục). Cảnh sau xuất hiện thêm 4 tay thợ phụ nữa. Cảnh trước ông Giuốc-Đanh và bác thợ phụ trò chuyện với nhau, cảnh sau ông Giuốc-Đanh nói chuyện với tay thợ phụ mang bộ lễ phục tới nhưng xung quanh là bốn tay thợ phụ đến sau xúm vào để giúp ông thử bộ lễ phục nên mới là nói với cả bọn. Thêm nữa, cảnh trước, động tác, cử chỉ của các nhân vật ít hơn. Bên cạnh đó khi ông Giuốc- đanh mặc bộ lễ phục còn có cả âm nhạc và nhảy múa.
Câu 2:
Cảnh 1: Ông Giuốc-Đanh và bác phó may:
- Ông Giuốc-Đanh (là một tên trưởng giả, ngu dốt nhưng muốn học đòi để trở thành tầng lớp quý tộc).
- Bác phó may (láu cá, ăn bớt vaicủa Giuốc-Đanh còn biến báo, ngụy biện, ranh mãnh)
- Bộ lễ phục may bị chật, hoa đính ngược, đôi giày chật bít tất lụa.
⇒ Ông Giuốc-Đanh bất chấp đau đớn, ngược đời vì hiểu biết kém, muốn học đòi làm sang, muốn được trở thành người quý phái.
Câu 3:
Sang cảnh sau của lớp kịch, ông Giuốc-Đanh lại tiếp tục bộc lộ tính cách trưởng giả học đòi làm sang. Tay thợ phụ liên tục nói những câu ngon ngọt tung hộ ông Giuốc-Đanh từ “ông lớn”, “cụ lớn” đến “đức ông”. Ông Giuốc-Đanh dù biết “nếu nó tôn ta là bậc tướng công thì có lẽ nó sẽ được cả túi tiền mất”, nhưng vì sự háo danh nên ông đã liên tục thưởng tiền cho anh ta.
⇒ Ông Giuốc-Đanh Ông Giuốc-đanh: hám danh, quê kệch, ngu dốt, tin lời nịnh bợ một cách mù quáng. Bị mọi người lợi dụng mà không hay biết. Còn tay thợ phụ thì khéo nịnh hót, ranh mãnh để moi tiền.
Câu 4:
Sự chênh lệch, không cân xứng giữa hình thức và nội dung, giữa cái bên trong và cái bên ngoài là nguyên tắc cơ bản giúp nhà văn tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng như thế, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch nổi tiếng khi tạo ra sự bất hoà, khập khiễng giữa cái ngớ ngẩn, ngu dốt và cái quý phái học đòi ở nhân vật ông Giuốc-Đanh, với rất nhiều các tình tiết gây cười: bộ lễ phục có bông hoa bị đính ngược, tiền thưởng cho những câu nịnh bợ, vẻ vênh váo rởm hợm của ông Giuốc-Đanh khi thử mặc lễ phục cũng như khi được tay thợ phụ tôn xưng... qua đó nhà văn đã chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường bắt gặp trong xã hội.
Bài trước: Soạn bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận (Soạn văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu (Soạn văn 8)