Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Câu nghi vấn (tiếp theo) (Soạn văn 8)

Soạn bài: Câu nghi vấn (tiếp theo) (Soạn văn 8)

- Trong các trường hợp, câu nghi vấn không sử dụng để hỏi mà được dùng để khẳng định, cầu khiến, phủ định, đe dọa, thể hiện tình cảm, cảm xúc… và không yêu cầu người đối thoại phải trả lời.

- Nếu không sử dụng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể sử dụng dấu chấm, dấu chấm lửng hoặc dấu chấm than để kết câu.

III. Chức năng khác

Những câu nghi vấn có trong đoạn trích và chức năng của chúng:

a. Hồn ở đâu bây giờ? (Thể hiện cảm xúc và sự hoài niệm về quá khứ)

b. Mày định nói cho bố mày nghe đấy à? (Đe doạ)

c. Có biết không? Lính đâu? Sao tụi bây dám để cho thằng bé này chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à? (Đe doạ)

d. Cả đoạn trích (d) là một câu nghi vấn. (khẳng định)

e. Con gái tôi vẽ đấy ư? Chả có lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi đồ ấy! (Thể hiện sự ngạc nhiên)

- Không phải tất cả các câu nghi vấn bao giờ cũng dùng dấu chấm hỏi để kết thúc câu, có khi là dấu chấm than, dấu chấm hoặc dấu chấm lửng.

IV. Luyện tập

Câu 1:

Những câu nghi vấn có trong đoạn trích và chức năng của chúng:

a. “Con người… để có ăn ư? ” (bày tỏ sự ngạc nhiên và thể hiện cảm xúc)

b. Sử dụng để phủ định- thể hiện cảm xúc, niềm tiếc nhớ khôn nguôi chốn núi rừng hùng vĩ, tráng lệ, nên thơ với con hổ trong tư thế uy nghi và làm chúa tể sơn lâm.

c. “Sao ta… Nhẹ nhàng rơi? ”: Cầu khiến và thể hiện cảm xúc.

d. “Ôi, nếu thế… bóng bay? ”: phủ định, thể hiện tình cảm, cảm xúc.

Câu 2:

a- Sao cụ cứ lo xa thế? (…) Tội gì bây giờ phải nhịn đói mà để tiền để lại? (…). Ăn hết đi thì tới lúc chết lấy gì mà lo liệu? (có chứa từ nghi vấn: sao, gì, gì và kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi; sử dụng để phủ định. ).

b- “Cả đàn… ấy, chăn dắt làm sao? ” có từ nghi vấn "làm sao" và dấu chấm hỏi ⇒ Thể hiện sự ái ngại, băn khoăn.

c- “Ai… tử? ”: ai và dấu chấm hỏi ⇒ mục đích khẳng định.

d- gì, sao và dấu chấm hỏi ⇒ sử dụng để hỏi.

* - Khi đọc từng đoạn trích chú ý những câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi và có chứa các từ nghi vấn: làm sao, sao, gì, ai. Đó là các câu nghi vấn.

* Trong những câu trên, có những câu được thay thế mà ý nghĩa vẫn giữ được tương đương:

a- Cụ không phải lo xa như vậy. Không nên nhịn đói mà dành tiền để lại. Ăn hết thì tới lúc chết không có tiền mà lo liệu.

b- Không biết chắc là thằng bé có thể chăn dắt cả đàn bò được hay không?

c- Thảo mộc tự nhiên có tình mẫu tử.

d- Không thể thay thế được.

Câu 3:

- Bộ phim Harry Potter kết thúc có hậu không cậu?

- Sao chị Dậu lại có số phận nghèo khổ đến như vậy?

Câu 4:

Trong giao tiếp, nhiều khi các câu nghi vấn như “Chị ăn cơm chưa? ”, “Bạn đọc sách đấy à? ”, “Em đi đâu đấy? ” không có mục đích để hỏi mà để chào hay làm quen.