Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 5 (Soạn văn 8)
Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về Hồ Gươm.
b. Thân bài
1. Vị trí địa lí và diện tích.
* Vị trí địa lí.
- Nằm giữa trung tâm quận Hoàn Kiếm.
- Hồ Gươm có vị trí tọa lạc ngay giữa các khu phố cổ Lương Văn Can, Hàng Ngang, Hàng Đào… và các khu phố Tây do người Pháp xây dựng cách đây hơn một thế kỉ.
* Diện tích: Diện tích của hồ Hoàn Kiếm là hơn 12ha và dài 700m.
2. Tên gọi
Lục Thủy: hồ Lục Thủy được đặt cái tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống lí tưởng của nhiều loại tảo.
Thủy Quân: hồ được gọi với tên này là vì do nhà Trần đã sử dụng hồ làm nơi luyện tập thủy quân.
Hồ Hoàn Kiếm: tên gọi này đã được đặt cho hồ từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh (1417-1427).
Tả Vọng – Hữu Vọng: đây là cái tên đã có từ Thời nhà Mạc, vua đã cho xây đập, ngăn hồ thành 2 nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc gọi là Tả Vọng, nửa hồ phía Nam gọi là Hữu Vọng.
3. Lịch sử
Đầu thế kỉ 15 gắn liền với truyền thuyết “ Trả gươm” của vua Lê lợi.
4. Vẻ đẹp thiên nhiên của Hồ
Hồ như một bức tranh uyển chuyển và sinh động, 2 bên là những hàng cây phượng vĩ, bằng lăng, liễu…
Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ làm biết bao người phải mê hoặc
Quanh hồ còn có các di tích lịch sử gắn liền với các chiến tích oai hùng của dân tộc.
5. Những công trình gắn liền với hồ: Đài Nghiên, Tháp Hòa Phong, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Tượng đài Lí Thái Tổ.
6. Vai trò, ý nghĩa của hồ.
- Hồ đóng vai trò điều hòa khí hậu.
- Là nơi sinh hoạt văn hóa và tổ chức các lễ hội đặc sắc của Hà nội.
- Là nơi yên tĩnh để người dân luyện tập thể dục thể thao, vui chơi, giải trí (phố đi bộ)….
- Là nguồn cảm hứng sáng tác thơ ca và âm nhạc.
c. Kết Bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân em về hồ Gươm: Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hào hùng và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Đề 3: Thuyết minh về một loại sản phẩm mang bản sắc Việt Nam
Thuyết minh về nghề làm nón lá truyền thống làng Chuông
Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam.
b. Thân bài:
- Lịch sử ra đời của chiếc nón lá.
- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp.
- Các nguyên liệu dùng để làm nón:
+ Mo
+ Lá lụi
+ Nứa rừng được dùng để làm vòng nón.
+ Dây cước, sợi guột dùng để khâu nón.
+ Sợi len, ni lông, tranh ảnh trang trí.
- Quy trình làm nón:
+ Phơi lá nón rồi dải ra mặt đất cho mềm, sau đó là thật phẳng.
+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều.
+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn đã dựng sẵn, dùng sợi cước khâu lá theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm.
+ Nức nón, luồn nhôi.
+ Khâu xong cần phải sử dụng hơi diêm sinh để hơ nón.
- Phân loại nón: nón Lâm Sung, nón Chuông, nón Bài thơ, nón quai thao, nón Ngựa, …
- Các nơi làm nón tại Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng nhất là nón làng Chuông - Hà Tây
- Tác dụng:
+ Che mưa, che nắng và làm duyên cho các thiếu nữ.
+ Có thể dùng làm quà tặng, để múa văn nghệ
+ Chiếc nón chính là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
c. Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam
Câu 5:
Em hãy giới thiệu về một loài hoa: hoa mai
Gợi ý
A- MB: “Tết tết tết tết đến rồi…” khi âm thanh rộn ràng bài hát vang lên cũng là lúc mùa đông lạnh giá dần dần chuyển bước nhường cho nắng ấm mùa xuân về. Góp thêm sắc màu của mùa xuân, sức xuân thêm tươi trẻ còn có rất nhiều loài hoa đua nở. Nếu ở miền Bắc, hoa đào là loài hoa báo hiệu mùa xuân thì ở miền Nam hoa mai lại đóng vai trò báo hiệu mua xuân. Nó như một món quà quý giá mà tạo hóa đã ban tặng cho con người vào dịp tết đến xuân về.
B- TB:
1- Giới thiệu đặc điểm và các loại mai: Hoa mai thực chất chỉ là một loại cây thân gỗ ở trong rừng. Ngày xưa, khi đi khai hoang, ông cha ta đã tìm thấy một loài hoa rừng có 5 cánh, cũng nở vào dịp tết giống như hoa đào nên đã mang về trồng, thuần hóa nó thành một loại cây hoa kiểng đã được người dân ưa chuộng từ lâu, ta vẫn quen gọi là mai vườn. Hoa mai có nhiều loại: Mai tứ quý, Mai vàng. Mai trắng, mai chiếu thủy
2- Cách trồng và chăm sóc:
a- Mai vườn: Được trồng bằng phương pháp chiết cành hoặc loại hạt. Trồng ở ngoài vườn, trước ngỏ, trong chậu hoặc dưới đất. Mai là loại cây rất ưa ánh sáng và thích ẩm. Nó chịu hạn chế cũng rất hay.
- Mùa đông cây thường rụng lá và nở hoa vào tết âm lịch. Thường người ta nhặt lá mai từ 12 đến 15 tháng chạp để mai ra hoa đồng loạt và đúng vào mồng 1 tết.
b- Mai ghép: phải trải qua các công đoạn từ khâu cắt ghép đến việc nhặt lá, theo dõi nụ bông và xử lí để cây để cho hoa nở đúng vào dịp tết. Ghép mai cũng có nhiều phương pháp như ghép chồi ngọn (lấy chồi của cây này ghép với cây kia), ghép bo (lấy vỏ cây này ghép với vỏ của cây khác), hay ghép nhánh (lấy nhánh cây cắt khúc để ghép thẳng vào). Sau khi ghép xong, đợi nhánh ra đủ lớn rồi mới bắt đầu định cành, uốn sửa tạo thành dáng cho cây. Người ta sử dụng dây nhôm có quấn chỉ coton để uốn và chỉnh cành mai theo kiểu chiết chi để tạo ra các dáng cây theo ý muốn nào đó như kiểu liên chi tứ diện (đủ cả bốn mặt) để có hoa nở đều trên cây. Một cây mai ghép được uốn tỉa khoảng 2,3 năm mới hoàn thành.
- Người trồng có thể kiểm soát kìm lại hoặc thúc cho mai nở hoa đúng dịp tết. Có rất nhiều người chơi hoa mai có thể gửi cho nghệ nhân có tay nghề để chăm sóc uốn tỉa đến trước tết mới chở về trưng trong nhà, hết tết lại gửi.
Các cây mai có dáng đẹp là có gốc to, da sần sùi, có mọc rong rêu càng tốt, hoặc các cây có nhiều cành uốn dáng chân quỳ, phụng hoàng, hạc bay, … càng có giá trị cao. Ngoài ra người chơi mai còn cần phải chú ý tới sự phân chia các nhánh nhỏ, nhánh to… theo tầng bậc.
1- Cây mai có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam:
- Mai là loại cây đã được người dân Việt Nam yêu quý và đưa vào một truyền thuyết rất cảm động. Ngày xưa, ở một ngôi làng nọ luôn bị yêu tinh hoành hành, quấy phá. Một cô gái trẻ xinh đẹp trong làng quyết tâm tiêu diệt lũ yêu tinh này. Trước khi đi truy tìm dấu vết yêu tinh, cô mặc một chiếc áo màu vàng rất đẹp và cô đã ra đi mà không trở lại. Một hôm, trưởng làng nằm mơ thấy cô hiện ra và báo mộng đi vào động của yêu tinh, đào loài cây có hoa màu vàng về trồng thì sẽ đuổi được yêu tinh. Tỉnh dậy, trưởng làng và mọi người theo lời cô đi đào cây có hoa màu vàng về trồng. Quả nhiên, từ đó trở đi yêu tinh không đến làng nữa. Để tưởng nhớ đến công ơn của cô gái đó, người ta đã lấy tên cô để đặt tên cho loài hoa này là hoa mai.
- Mai là một trong 4 loại cây quý (tùng, trúc, cúc, mai)
đi vào nhạc họa, thơ ca, ….“Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười”
Mai là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao. Không thế sao Chu thần Cao Bá Quát lại:
“Thập tái luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái hoa mai. ”
(mười năm chu du tìm gươm cổ
Cả đời chỉ cúi lạy hoa mai).
- Dù họ nhà mai có phong phú và đa dạng nhưng loại hoa mai nào cũng được con người xem là tượng trưng của sự tinh khiết, hanh bạch, tấm lòng tri ân tri kỷ. Hơn nữa, mai là loại hoa kiểng mang ý nghĩa quan trọng trong ngày tết, không chỉ là một sắc xuân mà còn chính là biểu tượng của mùa xuân ở khu vực miền Nam với những hi vọng, ước mơ, tượng trưng cho sự thịnh vượng và may mắn. Người xưa quan niệm màu vàng của cây hoa mai tượng trưng cho sự hiển vinh cao sang, quý phái. Vào mỗi dịp tết âm lịch, trong nhà người dân vùng Nam Bộ, cây mai luôn được đặt ở một vị trí trang trọng. Nếu thiếu đi cây mai thì có lẽ cái tết sẽ không trọn vẹn và mĩ mãn được.
- Trồng và chăm sóc cây mai mang lại niềm vui, sự thư giãn và ích lợi về kinh tế. Tiềm năng phát triển của loại hoa kiểng này cũng vô cùng lớn.
C- KB: Người ta từng gọi tên của một đất nước bằng một loài hoa cho dù loài hoa đó không phải là tài sản riêng của riêng đất nước đó mà nó có mặt ở khắp mọi nơi. Bungari là đất nước của loài hoa hồng, Hà Lan là xứ sở của loài hoa tuylip. Xứ sở Phù Tang có hoa Anh Đào. Cũng là loài hoa, là lá, là cỏ cây như các loài thảo mộc khác, nhưng các loài hoa đó mang trên mình sứ mệnh làm biểu tượng của một đất nước, chuyển tải cái hồn của cả dân tộc đó. Hoa mai ở Việt Nam cũng không ở cái tầm như thế nhưng nó cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, là “sứ giả của mùa xuân”. Cây mai đã gắn bó với người dân vùng Nam Bộ. Cũng chính vì thế, dù đi bất cứ phương trời nào, chỉ cần nhìn thấy sắc mai vàng là những người con miền Nam chợt cảm thấy lòng như đang ở gần quê hương mình.
Bài trước: Soạn bài: Câu trần thuật (Soạn văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Thiên đô chiếu (Soạn văn 8)