Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 6 (Soạn văn 8)
Đề 1:
A. Mở bài:
+ Giới thiệu 2 văn bản “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn để thấy rõ tầm vai trò của người lãnh đạo.
+ Khẳng định vai trò lãnh đạo anh minh chính là yếu tố quyết định đến sự hưng thịnh của quốc gia, từ đó dẫn ra công lao to lớn của của Trần Quốc Tuấn và Lý Công Uẩn trong vai trò là người lãnh đạo anh minh.
B. Thân bài:
a. Văn bản: : “Chiếu dời đô” với Lý Công Uẩn
- Được viết theo thể chiếu (chiếu chuyên sử dụng để ban bố mệnh lệnh của vua đến dân chúng) nhưng tác giả lại gửi gắm trong đó tình cảm, và sự lắng nghe, thấu hiểu ý kiến của quần thần.
+ Nhưng tác giả Lý Công Uẩn đã rất khéo léo trong việc dùng bài chiếu để bày tỏ tâm sự của bản thân, bàn bạc với quần thần những suy nghĩ về vận mệnh của nước nhà khiến cho người nghe cảm thấy có tính dân chủ.
+ Sự thấu tình đạt lý, phù hợp với ý nguyện của dân chúng, ngôn ngữ lắng đọng, có sức cô đúc, có tính thuyết phục lâu bền.
- Sự lãnh đạo anh minh được thể hiện ở:
+ Tầm nhìn chiến lược trong việc chọn thành Đại La làm nơi đặt kinh đô phát triển đất nước.
+ Ông lựa chọn thành Đại La làm kinh đô mới vì nhân dân, để phát triển đất nước chứ không muốn để kinh đô phải lẩn khuất sâu trong núi rừng, chỉ phù hợp mỗi khi cần phòng thủ như vào thời Đinh, Lê.
+ Lý Công Uẩn dù là vua trong triều đình phong kiến nhưng ônglại thể hiện tư tưởng “dân chủ”, để nhân dân được bày tỏ nguyện vọng của mình.
- Lịch sử đã chứng minh sự anh minh của vua Lý Công Uẩn khi thành Thăng Long- Hà Nội sau 1000 năm sau ngày càng phát triển và trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
b. Văn bản Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn
- Trần Quốc Tuấn có lối suy nghĩ của một vị lãnh đạo anh minh lỗi lạc, một vị chủ tướng hết lòng vì đất nước: vừa khoan dung lại vừa nghiêm khắc.
- Vai trò người lãnh đạo anh minh đã thể hiện ở việc
+ Nhìn thấy rõ ràng tình thế của nước nhà thời điểm lúc bấy giờ: dân tộc đang phải đương đầu với giặc ngoại xâm Nguyên- Mông mạnh nhất vào thời điểm bấy giờ, với số thuộc địa trải dài khắp châu Á đến tận Châu Âu.
+ Sự anh minh khi dẫn ra các tấm gương trung thần, nghĩa sĩ nhằm khơi gợi lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.
+ Ông đã hiểu rõ sức mạnh của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, nên ông đã khích lệ tinh thần của các tướng sĩ, quân lính đồng lòng tiêu diệt quân ngoại xâm.
+ Hịch tướng sĩ ra đời có tác động mạnh mẽ đến nhuệ khí của quân sĩ bởi vì Trần Quốc Tuấn biết phân tích lẽ phải trái, đúng sai dưới mọi góc nhìn của một người lãnh đạo yêu nước, căm thù giặc (trích dẫn những lời nói gan ruột của Trần Quốc Tuấn nêu ra trong bài hịch).
+ Qua bài "Hịch tướng sĩ" ta thấy được sự anh minh của Trần Quốc Tuấn khi không dùng uy quyền mà lấy việc thu phục lòng dân làm kế sách, nghĩa là phát huy tối đa tinh thần tự nguyện vì đất nước mà cầm vũ khí tiêu diệt kẻ thù, từ bỏ lối sống sai trái, sẵn sàng giết giặc để lập công.
+ Lịch sử đã minh chứng cho sự sáng suốt đó khi Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạo binh sĩ dẹp tan giặc Mông - Nguyên, đem lại sự tự do cho dân tộc.
C. Kết bài: Cả 2 tác phẩm đều là những áng văn bất hủ của dân tộc, ca ngợi tài lãnh đạo và sự anh minh sáng suốt của những người lãnh đạo đất nước.
Đề 2:
Từ nội dung bài “Bàn luận về phép học” của tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa học và hành.
Gợi ý
A- MB: Thời phong kiến với cách học từ chương đã làm cản trở sự phát triển của xã hội. LSPTNT đã nhận thức rõ điều này nên trong bài tấu dâng lên vua QT vào tháng 8/1791, phần cuối ông đã nêu ra vấn đề “Bàn luận về phép học”.
B- TB:
a) Nội dung bài “ BLVPH” của LSPTNT:
- Nêu mục đích chân chính của việc học: học để làm người.
- Phê phán những lối học sai trái lệch lạc như lối học ưa hình thức, cầu danh lợi.
- Bày tỏ quan điểm và đưa ra phương pháp học đúng đắn: việc học phải bắt đầu từ việc học các kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng và cốt lõi. Tuần tự tiến lên từ thấp lên cao. Học rộng hiểu sâu, biết tóm lược những kiến thức cơ bản, cốt lõi nhất. Học phải đi đôi với hành. Học không chỉ để biết mà còn để vận dụng vào thực tiễn. Đất nước phải có nhiều nhân tài, chế độ mới vững mạnh, quốc gia mới hưng thịnh.
b) Suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa học và hành:
Đồng ý với quan điểm của tác giả La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp: Học với hành có mối quan hệ chặt chẽ, tại sao?
- Học là quá trình tiếp nhận và tích lũy những tri thức cơ bản của nhân loại, thông qua hoạt động học tập tại nhà trường dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo; thông qua sách vở; tự học trong thực tế đời sống, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Học cũng chính là biến các tri thức đó thành vốn hiểu biết của bản thân. Quá trình học có mục đích hướng đến cái đích chung là làm phong phú thêm vốn hiểu biết và tình cảm, kĩ năng sống của mỗi người, giúp nhân cách phát triển toàn diện. Đặc biệt là việc học sẽ trang bị cho chúng ta các kiến thức, các kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp để từ đó vận dụng vào hoạt động sản xuất của xã hội, mang lại lợi ích cho cá nhân, cho gia đình và cho xã hội. ( Học những kiến thức cơ bản, phổ thông, những kiến thức chuyên môn hay những kĩ năng chuyên ngành. )
- Học phải kết hợp với hành như ông bà ta thường nói: con tằm ăn lá dâu không phải để nhả ra dâu mà là để nhả ra tơ. Hành là thực hiện, là thực hành, là vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tế công việc hàng ngày, giải quyết các tình huống cụ thể. Hành có nhiều cấp độ khác nhau như bắt chước để làm theo; làm lại những gì còn nhớ trong trí nhớ, sáng tạo ra cách thức hoạt động mới. “Hành” được đến đâu là còn tùy thuộc vào vốn tri thức phong phú mà người đó chiếm lĩnh cùng với khả năng tư duy, sáng tạo. Trong phạm vi trường học, ta thấy hành chính là ứng dụng lí thuyết đã được học để giải các bài tập hoặc thực hành, thí nghiệm. Sau mỗi bài lí thuyết Toán chính là áp dụng lý thuyết để học vào giải các bài tập. Sau lí thuyết công nghệ chính là thực hành các việc như khâu, vá, nấu ăn, cắm hoa, mắc điện, …
- Học với hành phải song hành. Có học thì mới có tri thức để thực hành. Có hành thì mới hiểu sâu và ghi nhớ lí thuyết lâu hơn. Qua thực hành, lí thuyết sẽ không ngừng được củng cố, kiểm nghiệm và phát triển.
- Học với hành có mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời nhau. Mục đích quan trọng nhất của việc học là để nâng cao trình độ hiểu biết, với mục đích là phục vụ cho công việc để đạt hiểu quả cao hơn. Nếu học mà không thực hành, nghĩa là không sử dụng cái đã học để phục vụ và nâng cao đời sống, nâng cao hiệu quả công việc thì các tri thức tiếp thu được sẽ dần bị lãng phí.
- Nếu chỉ làm việc theo kinh nghiệm hay thói quen, không có lí thuyết để soi sáng thì năng suất và chất lượng của công việc sẽ thấp. Đối với các công việc đòi hỏi cần phải có trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật thì việc học lại càng cần thiết, cần học không ngừng. Nếu chỉ không học thì sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, không thể làm trôi chảy, có khi còn làm hỏng việc.
Đồng tình với quan điểm này, Bác Hồ có nói: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì việc học sẽ vô ích. Hành mà không học thì hành sẽ không trôi chảy. ”
- Ý kiến của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là hoàn toàn đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn. Cốt lõi trong phương pháp học mà Nguyễn Thiếp nêu lên là học phải kết hợp với hành. Giữa học với hành có mối quan hệ liên hệ chặt chẽ. Học đóng vai trò soi sáng, chỉ đạo cho hành. Hành giúp cho con người củng cố, vận dụng và bổ sung lí thuyết đã học được vào thực tế.
- Trong trường phổ thông, học với hành cần phải kết hợp chặt chẽ, không thể xem nhẹ mặt nào. Bất kì môn học nào cũng cần phải có thực hành để chuẩn bị cho đời sống sau này.
C- KB: Học phải kết hợp với hành, quan niệm đó không mới, bởi ông cha chúng ta đã đặt ra từ trước. Lời dạy của Nguyễn Thiếp đã nêu ra một phương châm hoàn toàn đúng đắn của việc học.
Ta cần phải vận dụng tốt vào hoạt động học tập hàng ngày để mang lại kết quả tốt.
Đề 3:
Câu nói của Maxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó chính là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới chính là con đường sống”
A. Mở bài: Trích dẫn câu nói của Gorki.
Nêu Vai trò quan trọng của sách đối với cuộc sống của con người. Nêu lên ý nghĩa từ câu nói của Maxim Gorki.
B. Thân bài:
- Giải thích câu nói của Maxim Go-rơ-ki: Sách chính là nguồn kiến thức.
+ Sách đã lưu giữ nguồn tri thức của nhân loại từ ngàn đời xưa đến nay.
+ Sách đã cung cấp đầy đủ các kiến thức, kinh nghiệm của nhân loại vượt qua mọi không gian, mọi thời đại.
+ Sách chính là kho tàng tri thức, ngoài ra các cuốn sách có giá trị còn được xem là các cột mốc phát triển trên con đường học thuật của nhân loại.
- Tầm quan trọng của sách đối với con người.
+ Đọc sách chính là con đường quan trọng của tích lũy, nâng cao nhận thức và trình độ cá nhân.
+ Đọc sách có thể chuẩn bị cho cuộc trường chinh vạn dặm trên mọi nẻo đời, con đường học vấn, với mục đích phát hiện ra thế giới mới.
+ Cuộc sống và xã hội đang càng phát triển, con người cũng cần phải trau dồi thêm kiến thức nhiều hơn.
+ Nêu tác dụng của sách.
- Nếu không có sách thì cuộc sống của con người.
+ Xã hội chậm tiến, lạc hậu, thụt lùi.
+ Con người sẽ rất tăm tối, nhàm chán.
+ Sẽ không có kiến thức, kinh nghiệm được lưu lại cho thế hệ mai sau.
→ Không có sách lịch sử im lặng hayvăn chương câm điếc.
C. Kết bài: Khẳng định vai trò to lớn và quan trọng của sách đối với con người.
Bài trước: Soạn bài: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm (Soạn văn 8) Bài tiếp: Soạn bài: Thuế máu (Soạn văn 8)