Soạn bài: Tức cảnh Pắc Bó (Soạn văn 8)
Chia thành 2 phần:
- Ba câu thơ đầu: Cảnh sinh hoạt và công tác của Bác.
- Câu thơ cuối: Cảm nghĩ của Bác.
Nội dung bài học
“Tức cảnh Pác Bó” là một bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt bình dị, có pha giọng vui đùa, cho thấy phong thái ung dung, tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong cuộc đời cách mạng đầy thiếu thốn và gian khổ ở Pác bó. Với Người, làm cách mạng và sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên chính là một niềm vui lớn.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
- Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Một số bài thơ cùng loại: Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Nam quốc sơn hà, Bánh trôi nước, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư, Thiên trường vãn vọng,…
Câu 2:
- Giọng điệu chung của bài thơ là hài hước, vui.
- Tâm trạng của Bác Hồ ở núi rừng Pác Bó: thiếu thốn, đói khổ nhưng luôn giữ được tinh thần lạc quan, yêu đời, ung dung, tự tại, vui vẻ, sống hòa hợp với thiên nhiên.
- Bác cảm thấy cuộc sống khó khăn và gian khổ đó “thật là sang” là bởi vì:
+ Bác đặt lợi ích của đất nước, nhân dân lên hàng đầu.
+ Niềm vui lớn nhất của Người là tìm được con đường giải phóng nước nhà.
+ Đó là cuộc sống vui vẻ, hòa hợp với tự nhiên.
Câu 3:
Thú vui “lâm tuyền” của Hồ Chí Minh và Nguyễn Trãi | ||
---|---|---|
Giống nhau |
+ Đều sống vui vẻ, chan hòa, hòa hợp với tự nhiên. + Thuận theo tự nhiên, lấy thiên nhiên là nhà. |
|
Khác nhau |
Nguyễn Trãi: bất lực trước cảnh thực tại nên lui về ở ẩn, “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống yên bình”. |
Hồ Chí Minh: Sống ung dung hòa hợp với thiên nhiên và làm công việc cứu nước, cứu dân. |