Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (trang 58 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (trang 58 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

- Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.

- Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

I. TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

- Từ ngô là từ được dùng phổ biến trong toàn dân.

- Từ bắp và từ bẹ là từ ngữ địa phương.

II. BIỆT NGỮ XÃ HỘI

a, + Sử dụng từ mẹ vì đó là lời dẫn của tác giả tại thời điểm viết tác phẩm hồi tưởng lại những việc trong quá khứ của mình.

+ Sử dụng từ mợ vì đó là lời dẫn trực tiếp được đặt trong một hoàn cảnh cụ thể ở quá khứ, trước cuộc cách mạng tháng Tám 1945.

+ Trước cách mạng tháng Tám 1945, tầng lớp thượng lưu ở nước ta thượng gọi mẹ là mợ và gọi cha bằng cậu.

b, + Ngỗng: điểm “2”.

+ Trúng tủ: gặp đúng đề bài mà mình đã học kĩ, từng ôn hay từng làm.

+ Những từ ngữ này thường được sử dụng trong lứa tuổi học sinh, sinh viên.

III. SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

1. + Khi dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, cần chú ý đến hoàn cảnh và địa điểm giao tiếp.

+ Không nên lạm dụng chúng vì nó có thể dẫn đến những khó khăn cho người đọc trong việc lý giải từ ngữ, làm mất đi tính lịch sự, trang trọng trong các hoàn cảnh nhất định.

2. Từ ngữ địa phương được dùng để phục vụ cho ý đồ nghệ thuật, tạo ra không gian văn hóa cụ thể, đặc biệt, tạo nên màu sắc đặc trưng cho tác phẩm.

IV. LUYỆN TẬP

Câu 1:

Từ ngữ địa phương mô (miền Trung) tê (miền Trung) răng rứa (miền Trung) tru (miền Trung) thơm (miền Nam)
Từ ngữ toàn dân đâu kia sao thế trâu dứa

Câu 2:

+ tủ đè: làm bài thi không tốt vì lý do chỉ ôn một vài bài.

+ trượt vỏ chuối: thi trượt, thi rớt.

+ gậy: điểm 1.

+ táp lô: chèn ép hay đánh đập ai đó bằng vũ lực.

Câu 3:

Trường hợp nên sử dụng từ ngữ địa phương: a, c.

Trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương: b, d, e, g.

Câu 4:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

(Ca dao)

Bên dưới có sông, bên trên có chợ

Hai đứa mình kết vợ chồng nghen.

(Ca dao)

Đôi ta như chỉ xe đôi

Khi săn săn rứa, khi lơi lơi chùng.

(Ca dao)

Câu 5:

Học sinh trao đổi nhóm và làm.

Bản 2/ Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (siêu ngắn)

I. Từ ngữ địa phương

- Bắp và bẹ ở đây đều mang ý nghĩa là “ngô”. Từ bắp và bẹ thuộc từ ngữ địa phương, “ngô” là từ ngữ toàn dân.

II. Biệt ngữ xã hội

a. Trong đoạn văn của nhà văn Nguyên Hồng tác giả đã sử dụng từ mẹ trong lời kể với độc giả, và từ mợ trong câu đáp với người cô 2 người ở cùng tầng lớp xã hội. Mợ và mẹ là 2 từ đồng nghĩa. Trước Cách mạng tháng Tám 1945 trong tầng lớp thượng lưu và trung lưu mẹ thường được gọi bằng mợ, chathường được gọi bằng cậu. Còn từ mẹ là từ ngữ toàn dân.

b. Từ ngỗng có nghĩa là điểm hai, điểm thấp, trúng tủ có nghĩa là đề thi vào trúng bài đã ôn, đã học kĩ. Tầng lớp thường sử dụng các từ này là giới học sinh, sinh viên.

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

Câu 1:

Khi dùng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần lưu ý: Không nên lạm dụng mà cần sử dụng một cách phù hợp đối tượng giao tiếp (độ tuổi, tầng lớp,... ), phù hợp với tình huống giao tiếp. Việc lạm dụng có thể dẫn đến những khó khăn trong giao tiếp cũng như có tác động tiêu cực tới tâm lí người đối thoại.

Câu 2:

Trong các đoạn thơ, văn trên tác giả có sử dụng một số biệt ngữ xã hội và từ ngữ địa phương là mô, bầy tui, ra ni, ca, dằm thượng, ví, nớ hiện chừ, mối với mục đích để làm nổi bật màu sắc địa phương, tính cách của các nhân vật và tăng tính biểu cảm.

Luyện tập

Câu 1:

Từ ngữ địa phươngTừ ngữ toàn dân
RăngSao
MiMày
TrấyQuả
HổngKhông
ThơmDứa

Câu 2:

Từ ngữ tầng lớp học sinh thường dùng:

- “Đúp” học: Phải học lại lớp cũ, không được lên lớp

Thằng Nam bị đúp vì đánh nhau và bị điểm thấp đấy bọn mày ạ.

- “Cúp” học: Trốn tiết, trốn giờ học

Hôm nay cúp học tiết ba đi chơi net với tao đi Hùng.

- “Phao”: Tài liệu

Ngày mai đi thi, mày đã có phao chưa?

Câu 3:

- Trường hợp nên sử dụng từ ngữ địa phương: a

- Trường hợp nên sử dụng từ ngữ toàn dân: b, c, d, e, g

Câu 4:

Chuối đầu vờn đã lổ

Cam đầu ngõ đã vàng

Em nhớ ruộng nhớ vườn

Không nhớ anh răng được

(Thăm lúa - Trần Hữu Chung)

Từ ngữ địa phương: lổ, răng