Soạn bài: Trợ từ, thán từ ( trang 70 sgk Ngữ văn 8 tập 1)
+ Trợ từ là những từ ngữ thường đi kèm một từ ngữ trong câu để làm nổi vật hoặc bộc lộ thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nhắc đến ở từ ngữ đó.
+ Thán từ là những từ để thể hiện tình cảm của người nói hoặc để gọi đáp, nó có thể đặt ở đầu câu hoặc tách riêng ra thành câu đặc biệt.
I. TRỢ TỪ
1. + Nó ăn 2 bát cơm: câu tường thuật thông thường.
+ Nó ăn những 2 bát cơm: nhấn mạnh việc nó ăn nhiều.
+ Nó ăn có 2 bát cơm: nhấn mạnh việc nó ăn ít.
2. “Có” và "những' đi kèm với động từ “ăn", biểu thị sự đánh giá chủ quan của người nói/viết.
II. THÁN TỪ
1. + Này: lời gọi, thu hút chú ý của người nghe.
+ A: thể hiện cảm xúc.
+ Vâng: phản hồi lại lời của người khác và bộc lộ thái độ đồng tình.
2. Câu trả lời đúng: (a) và (d)
III. LUYỆN TẬP
Câu 1:
Từ là trợ từ chính trong câu (a) ngay trong câu (c) là trong câu (g) các trong câu (i)Câu 2:
a, lấy: biểu thị tần suất thấp, sự ít ỏi của hành động.
b, + nguyên: chỉ mỗi, chỉ mới.
+ đến: chỉ sự vật đã đạt một mức độ nào đó rất nhiều.
c, cả: chỉ sự so sánh hơn.
d, cứ: biểu thị sự lặp đi lặp lại của sự việc.
Câu 3:
a, Thán từ: “Này”, “À”.
b, Thán từ: “Ấy”.
c, Thán từ: “Vâng”.
d, Thán từ: “Chao ôi”.
e, Thán từ: “Hỡi ơi”.
Câu 4:
a, + Ha ha: biểu thị thái độ mừng vui, hí hửng.
+ Ái ái: biểu thị cảm xúc lo lắng, sợ hãi.
b, Than ôi: bộc lộ sự tiếc nuối, xót xa.
Câu 5:
+ Vâng: Vâng! Con sẽ về ngay.
+ Này: Này! Tớ mới mua cuốn sách này đấy.
+ Than ôi: Than ôi! Căn nhà này thật lụp xụp.
+ Trời ơi: Trời ơi! Khung cảnh tan hoang quá.
+ A: A! Mình nhớ ra rồi. Mình để chiếc ví ở trong ngăn bàn.
Câu 6:
Gọi dạ bảo vâng: Gợi đến một thái độ sống biết điều, khôn khéo, lễ phép của người bề dưới đối với người bề trên.
Bản 2/ Soạn bài: Trợ từ, thán từ (siêu ngắn)
I. Trợ từ
Câu 1:
- Nó ăn 2 bát cơm: thông báo nó ăn 2 bát cơm
- Nó ăn những 2 bát cơm: thông báo số lượng bát cơm nó ăn nhưng nhấn mạnh việc nó ăn 2 bát cơm là nhiều hơn so với bình thường.
- Nó ăn có 2 bát cơm: thông báo số lượng bát cơm nó ăn nhưng nhấn mạnh ăn 2 bát cơm là ít hơn mức bình thường
Câu 2:
Các từ "những" và "có" trong các câu trên kết hợp với từ ngữ "2 bát cơm"ở trong câu để thể hiện thái độ nhận xét, đánh giá sự việc được nhắc đến trong câu.
II. Thán từ
Câu 1:
a. - Này: thu hút sự chú ý đối với người đối thoại
- A! : thể hiện thái độ tức giận
b. - Này! : dùng để gọi đáp
- Vâng! : thể hiện thái độ lễ phép.
Câu 2:
a. Các từ ấy có thể tách ra thành một câu độc lập
d. Các từ ấy có thể cùng các từ khác tạo thành một câu và thường đứng ở đầu câu
Luyện tập
Câu 1:
Trong những câu đã nêu, câu có từ in đậm là trợ từ là:
a. Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này.
c. Ngay tôi cũng không hề biết đến việc này.
g. Cô ấy xinh ơi là xinh.
i. Tôi nhắc anh những 3 4 lần mà anh vẫn cứ quên.
Câu 2:
a. Trợ từ "lấy": nhấn mạnh vào mức độ tối thiểu, không yêu cầu hơn.
b. - Trợ từ "nguyên": nhấn mạnh duy nhất chỉ có một thứ
- Trợ từ "đến": nhấn mạnh mức độ cao quá, khiến người khác thấy vô lí.
c. Trợ từ "cả": nhấn mạnh vào mức độ cao
d. Trợ từ "cứ": sắc thái khẳng định và nhấn mạnh việc lặp đi lặp lại.
Câu 3:
a. này, à
b. ấy
c. vâng
d. chao ôi
e. hỡi ơi
Câu 4:
a. - Ha ha: thể hiện sự sung sướng, đắc chí, sảng khoái
- Ái ái: bộc lộ sự sợ hãi, van xin
b. Than ôi: tỏ ý tiếc nuối, đau buồn
Câu 5:
- Trời ơi, cậu đã làm gì với cuốn sách của tớ thế này?
- Vâng, chiều cháu sẽ qua nhà chú ạ.
- Ô hay, tớ đã bảo là tớ không làm mà.
- ÔI, chiếc váy mới đẹp làm sao.
- Này, bạn có thời gian rảnh thì qua nhà mình chơi nhé.
Câu 6:
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ "Gọi dạ bảo vâng": Câu tục ngữ khuyên răn người bề dưới phải có cách nói năng và thái độ ứng xử ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng với người bề trên trong khi giao tiếp.