Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Soạn văn 8)

Soạn bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Soạn văn 8)

- Muốn viết một bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì tốt nhất là phải đến nơi đó thăm thú, quan sát hoặc tra cứu trên sách vở, hỏi han những người đã hiểu biết về nơi đó.

- Bài giới thiệu cần có bố cục đủ 3 phần. Lời giới thiệu ít nhiều phải có kèm theo những miêu tả, bình luận thì sẽ khiến bài văn hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, bài giới thiệu cần phải dựa trên hệ thống kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp phù hợp.

- Lời văn cần chính xác, biểu cảm.

I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh

Câu 1:

- Hồ Hoàn Kiếm:

+ Nguồn gốc hình thành.

+ Sự tích các tên của hồ.

- Đền Ngọc Sơn:

+ Nguồn gốc và quá trình xây dựng ngôi đền

+ Vị trí và cấu trúc của đền.

- Bên cạnh đó là các danh lam thắng cảnh khác như Tháp Rùa, Đài Nghiên, Tháp Bút.

Câu 2:

Muốn viết một bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh như vậy, cần phải có:

+ Sự quan sát và trải nghiệm thực tế.

+ Những hiểu biết sâu rộng về vị trí địa lí, văn hoá, lịch sử,... về đối tượng đó.

Câu 3:

Để có những kiến thức về một địa điểm danh lam thắng cảnh phải đọc các loại sách báo, tài liệu có liên quan tới địa điểm đó, thu thập thông tin và xem phim ảnh, ... tốt nhất là có điều kiện thì nên đến tham quan trực tiếp.

Câu 4:

- Bài viết được trình bày bố cục gồm ba phần, còn thiếu phần mở bài và kết bài.

- Phần thân bài: còn thiếu độ rộng, hẹp, vị trí của hồ, vị trí của đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, cầu Thê Húc.

- Chưa miêu tả được cây cối, màu nước, quang cảnh xung quanh,...

- Phần giới thiệu về ngôi đền Ngọc Sơn trình bày không tuân theo trình tự nhất định: Tháp Rùa → đền → các công trình và địa danh bên ngoài khác.

Câu 5:

Phương pháp thuyết minh chủ yếu: Nêu định nghĩa và giải thích.

II. Luyện tập

Câu 1:

Lập lại bố cục của bài giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn.

*MB: Giới thiệu danh lam thắng cảnh (thường bằng một câu định nghĩa).

*TB:

+ Nêu vị trí địa lý của danh lam thắng cảnh.

+ Nêu nguồn gốc và lịch sử hình thành (hoặc nguồn gốc của tên gọi).

+ Giới thiệu về các phần phụ của danh lam thắng cảnh (có kết hợp với miêu tả).

*KB: Lời đánh giá, nhận xét về địa điểm đó.

Câu 2:

Có thể giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ ngoài vào trong, từ xa đến gần. Có thể sắp xếp giới thiệu như sau:

+ Giới thiệu chung về 2 thắng cảnh là hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn

+ Giới thiệu về hồ Hoàn Kiếm:

+ Lịch sử của hồ Hoàn Kiếm.

+ Diện tích của hồ.

+ Đặc điểm màu nước của hồ.

+ Cảnh vật thiên nhiên xung quanh hồ.

- Giới thiệu về đền Ngọc Sơn:

+ Vị trí của ngôi đền Ngọc Sơn.

+ Lịch sử hình thành nên đền Ngọc Sơn.

+ Quang cảnh của đền.

- Giới thiệu về Tháp Rùa:

+ Vị trí Tháp Rùa.

+ Lịch sử hình thành nên Tháp Rùa.

+ Quang cảnh đặc sắc xung quanh Tháp Rùa.

- Giới thiệu về các tuyến phố, các công trình kiến trúc ven bờ hồ (Hàng Khay, Lê Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng). Các công trình ven hồ Hoàn Kiếm có thể kể là Plaza Tràng Tiền, đền Bà Kiệu, tượng đài quyết tử cho tổ quốc quyết sinh, Bưu điện, Uỷ ban Nhân dân thành phố, Nhà hát múa rối, Nhà hàng kem Thuỷ tạ…).

Câu 3:

Nếu viết lại bài này theo bố cục 3 phần, có thể chọn các chi tiết sau:

- Chi tiết biểu thị giá trị lịch sử: từ tên gọi cũ (Lục Thuỷ) đến tên gọi ngày nay (theo sự tích Lê Lợi trả lại gươm thần).

- Chi tiết về lịch sử hình thành nên đền Ngọc Sơn.

- Tiếp đó có thể chọn ra những chi tiết về việc xây Tháp Bút, dựng Đài Nghiên...

- Chi tiết về lịch sử hình thành nên Tháp Rùa

- Chi tiết về Hồ Gươm ngày nay.

Câu 4:

Dùng câu: “Hồ Gươm là một chiếc lẳng hoa xinh đẹp giữa lòng Hà Nội. ” ở phần mở bài hoặc kết bài đều được. Nhưng đặt ở phần kết bài là tốt nhất.