Trang chủ > Lớp 8 > Soạn Văn 8 (cực ngắn) > Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (trang 157 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (trang 157 sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Học sinh ôn tập và nắm chắc hệ thống kiến thức về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt.

I. TỪ VỰNG

2. Thực hành

a, Truyền thuyết: là thể loại truyện dân gian kể về sự kiện, nhân vật có liên quan tới lịch sử, thường có sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo, thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với những sự kiện và nhân vật lịch sử.

Truyện cổ tích: là loại truyện dân gian kể về những kiểu nhân vật (thông mình, bất hạnh, dũng sĩ, mồ côi…), sử dụng các yêú tố hoang đường kì ảo, bày tỏ ước mơ, niềm tin của nhân dân vào một cuộc sống công bằng hơn.

Truyện ngụ ngôn: là loại truyện được kể bằng văn vần, văn xuôi, mượn loài vật, đồ vật để nói về con người nhằm đưa ra lời khuyên, bài học răn dạy con người trong cuộc sống.

Truyện cười: là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong xã hội, cuộc sống, nhằm châm biếm mỉa mai hoặc lên án những thói hư tật xấu trong xã hội

b, + Nói quá:

Làm trai cho đáng nên trai

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.

Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng

Ngày tháng 10 chưa cười đã tối.

c, + Câu có từ tượng hình: Con dốc này quanh co khúc khuỷu, rất khó đi.

+ Câu có từ tượng thanh: Mưa rơi lộp độp trên phên nứa.

II. NGỮ PHÁP

2. Thực hành

a, + Câu có dùng trợ từ và tình thái từ: Nó giành được những 2 giải thưởng à?

+ Câu có thán từ và trợ từ: Ôi! Đây chính là thứ tôi đang cần.

b, + Câu ghép: Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.

+ Có thể tách câu trên ra thành các câu đơn.

+ Việc tách câu đó tuy không làm thay đổi ý nghĩa của câu nhưng sẽ làm giảm sắc thái biểu đạt của câu.

c, + Câu ghép:

- Chúng ta không thể nói…của thiên nhiên.

- Có lẽ tiếng Việt của chúng ta giàu đẹp…nghĩa là nó rất đẹp.

+ Các vế của câu được nối bằng các từ ngữ và các cặp quan hệ từ.

Bản 2/ Soạn bài: Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (siêu ngắn)

I. Từ vựng

1. Lí thuyết

2. Thực hành

a. Điền từ ngữ thích hợp vào sơ đồ

- Truyền thuyết: truyện dân gian có cốt lõi lịch sử về những nhân vật và sự kiện từ xa xưa, có sử dụng nhiều yếu tố thần kì.

- Truyện cổ tích: truyện dân gian kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật gần gủi, quen thuộc, có sử dụng các chi tiết tưởng tượng hoang đường kì ảo.

- Truyện ngụ ngôn: truyện dân gian mượn chuyện của đồ vật, loài vật hoặc về chính con người để nói bóng gió những câu chuyện của con người trong xã hội.

- Truyện cười: truyện dân gian sử dụng hình thức gây cười để phê phán, mua vui, đả kích những thói hư tật xấu.

→ Trong các câu giải thích có từ chung là “truyện dân gian”.

b. Hai ví dụ về biện pháp tu từ nói quá trong ca dao:

- “Lỗ mũi mười tám gánh lông

Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho”.

- “Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

c. Viết câu:

- Sử dụng từ tượng hình: Chú mèo có dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng.

- Sử dụng từ tượng thanh: Cơn mưa rào mùa hạ ào ào, xối xả trên mái tôn.

II. Ngữ pháp

1. Lí thuyết

2. Thực hành

a. Viết câu

- Câu có trợ từ và tình thái từ: Tôi chắc rằng mình rất thích học văn.

- Câu có trợ từ và thán từ: Ôi! Bông hồng kia đẹp quá

b. Câu ghép trong đoạn trích: “Pháp/chạy, Nhật/hàng, vua Bảo Đại/thoái vị”.

Có thể tách các vế của một câu ghép thành các câu đơn. Nhưng khi tách thành các câu đơn thì sự liên tục, tính liên kết của sự kiện không được thể hiện rõ ràng.

c. Câu ghép trong đoạn trích là:

+ Chúng ta/không thể nói là tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/không thể nào phân tích ra cái đẹp của thiên nhiên, của ánh sáng.

+ Có lẽ tiếng Việt của nước ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì cuộc sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước đến nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là vô cùng đẹp.

Các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ (cũng như, bởi vì).